SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 22 trong Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22 Cánh diều

Bài 8.1 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1.

Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường (ảnh 1)

a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC và CD.

b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?

Lời giải:

Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA

vA=sAtA=1,510=0,15 km/ph

Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB

vB = 0

Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC

vC=sCtC=41,510=0,25 km/ph

Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD

vD = 0

b) Ta thấy vC > vA > vB = vD

Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất.

Bài 8.2 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.

Quãng đường (m)

0

10,0

25,0

45,0

65,0

85,0

105,0

Thời gian (s)

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên.

b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau:

- Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên?

- Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

- Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?

Lời giải:

a) Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình dưới.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian | Giải Sách bài tập KHTN 7 Cánh diều (ảnh 1)

b) Sử dụng đồ thị, ta thấy:

- Ta thấy từ lúc bắt đầu chuyển động đến giây thứ 2 thì vận động viên đang chuyển động thẳng đều và đi được 10 m nên trong 1 s đầu tiên, vận động viên đã đi được quãng đường dài 5 m.

- Tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

+ Khoảng thời gian vận động viên chạy là 10 – 4 = 6 s.

+ Quãng đường vận động viên chạy là 85 – 25 = 60 m.

Tốc độ v=st=606=10 m/s

- Ta thấy từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 thì vận động viên chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s.

Từ 0s đến 4s vận động viên đã đi được quãng đường 25 m.

Vậy để hoàn thành 100 m, vận động viên cần hoàn thành thêm 75m nữa tương ứng với khoảng thời gian là 75 : 10 = 7,5 s.

Thời gian cần để hoàn thành 100m là: 4 + 7,5 = 11,5 s.

Bài 8.3 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình. Trên đồ thị, hãy đánh dấu giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại.

Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình (ảnh 1)

Lời giải:

Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình (ảnh 2)

Giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại đó chính là giai đoạn đầu, từ 0 đến 40 giây. Vì ta có thể dựa vào đồ thị để tính tốc độ trong từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: tốc độ v1=7000400=17,5 m/s

Giai đoạn 2: tốc độ v2=100070010040=5 m/s

Thấy ngay v1 > v2

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: