SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 25 trong Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 25 Cánh diều
Bài 10.1 trang 25 sách bài tập KHTN 7: a) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống to hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
b) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống trầm hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
Tiếng trống phát ra to hơn khi mặt trống dao động mạnh hơn.
b) Đáp án đúng là: C
Tiếng trống phát ra âm trầm hơn khi mặt trống dao động với tần số nhỏ hơn.
Bài 10.2 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì khi tần số âm lớn thì âm phát ra cao.
B sai vì khi tần số âm nhỏ thì âm phát ra thấp.
C sai vì vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng cao.
Bài 10.3 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
C. Thay đổi tư thế ngồi.
D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A sai vì gảy mạnh dây đàn giúp âm phát ra to hơn.
C, D không liên quan tới âm phát ra.
Bài 10.4 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì mặt nước có dao động.
B sai vì không khí bên trên mặt nước có dao động vì mặt nước dao động.
C sai vì mặt nước không dao động quá nhanh để có tần số quá lớn, lớn hơn 20 000 Hz để tai người không nghe thấy được.
D đúng vì nếu tần số dao động của mặt nước nhỏ hơn 20 Hz thì tai người không nghe thấy được.
Bài 10.5 trang 25 sách bài tập KHTN 7: Cho các từ/ cụm từ sau: tần số, truyền, lớn hơn, biên độ. Chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ … trong các câu sau:
a) Độ cao của âm có liên hệ với … dao động của âm.
b) Âm càng cao khi … càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số … 20 000 Hz.
d) Siêu âm … được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có … khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do … dao động khác nhau.
Lời giải:
a) Độ cao của âm có liên hệ với tần số dao động của âm.
b) Âm càng cao khi tần số càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz.
d) Siêu âm truyền được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có tần số khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do biên độ dao động khác nhau.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm Cánh diều hay khác: