Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 55 Cánh diều


Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 55 trong Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 55.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 55 Cánh diều

Bài 25.9 trang 55 sách bài tập KHTN 7: Kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (trồng cây không cần đất) được gọi là

A. sinh sản.

B. thủy canh.

C. nuôi trồng thủy sản.

D. nuôi cấy mô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Kĩ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (trồng cây không cần đất) được gọi là thủy canh. Trồng cây thuỷ canh là phương pháp trồng rau phổ biến ở các khu đô thị hiện nay. Rau thủy canh có ưu điểm lớn nhất đó là "sạch", do rau được trồng trong môi trường nước nên không tiếp xúc với đất cát, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Từ đó giúp rau sạch hơn, không mất quá nhiều thời gian ngâm rửa trước khi sử dụng hay thậm chí có thể ăn ngay sau khi thu hoạch.

Bài 25.10 trang 55 sách bài tập KHTN 7: Vì sao chúng ta cần phải bón phân đúng liều lượng, đúng loại và có cách bón thích hợp?

Lời giải:

Cần phải bón phân đúng liều lượng, đúng loại và có cách bón thích hợp vì: Mỗi giống cây và mỗi giai đoạn phát triển của cây đều có nhu cầu dinh dưỡng không giống nhau. Mặt khác, có những cây được sinh trưởng trên đất giàu khoáng, có những cây lại lớn lên trong điều kiện khô cằn. Bởi vậy, chúng ta cần phải dựa vào những tiêu chí trên để bón phân với liều lượng phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Việc bón phân hợp lí không chỉ giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao mà còn góp phần rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm chi phí đầu vào và ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như các tàn dư hóa chất độc hại trong nông phẩm.

Bài 25.11 trang 55 sách bài tập KHTN 7: Quan sát hình 25, trả lời các câu hỏi 25.11 và 25.12.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 55 Cánh diều

Điền tên ba giai đoạn trong quá trình trao đổi nước và muối khoáng trong cây và tên cơ quan thực hiện từng giai đoạn vào bảng sau:

Giai đoạn

Tên giai đoạn

Tên cơ quan thực hiện

1



2



3



Lời giải:

Giai đoạn

Tên giai đoạn

Tên cơ quan thực hiện

1

Hấp thụ nước và muối khoáng

Rễ

2

Vận chuyển nước và muối khoáng

Thân

3

Thoát hơi nước

Bài 25.12 trang 55 sách bài tập KHTN 7: Quan sát hình 25, trả lời các câu hỏi 25.11 và 25.12.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 55 Cánh diều

Nước được thoát ra ngoài qua bộ phận nào của lá? Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì với cây? Nêu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá.

Lời giải:

- Phần lớn nước thoát ra ngoài qua khí khổng ở lá.

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây: Thoát hơi nước giúp cây không bị đốt nóng do ánh sáng mặt trời, tạo động lực cho quá trình vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ đi lên.

- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước của lá: Các yếu tố môi trường như ánh sáng, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thoát hơi nước của cây.

Bài 25.13 trang 55 sách bài tập KHTN 7: Nêu điểm khác biệt giữa tự dưỡng và dị dưỡng. Tại sao cây nắp ấm lại ăn côn trùng trong khi nó có khả năng thực hiện quang hợp?

Lời giải:

- Điểm khác biệt giữa tự dưỡng và dị dưỡng: Sinh vật tự dưỡng tự tổng hợp được chất dinh dưỡng, sinh vật dị dưỡng không tự tổng hợp được chất dinh dưỡng mà phải ăn các sinh vật khác.

- Cây nắp ấm ăn côn trùng trong khi nó có khả năng thực hiện quang hợp vì trong quá trình tiến hóa, loài cây này phát triển trong môi trường sống nghèo chất dinh dưỡng, thiếu nitrogen.

Lời giải SBT KHTN 7 Bài 25: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: