Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 61 Cánh diều
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 61 trong Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 61.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 61 Cánh diều
Bài 27.7 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
A. Tính hướng nước.
B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng tiếp xúc.
D. Tính hướng hóa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng hướng sáng. Dạng cảm ứng này giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bài 27.8 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do
A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Bài 27.9 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
Bài 27.10 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Vì sao có tên gọi cây hoa mười giờ?
Lời giải:
Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8 hoặc 9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa dưới tác dụng của tác nhân nhiệt độ.
Bài 27.11 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Tại sao khi trồng cây đậu cô ve leo, đậu đũa,… người ta cần làm giàn?
Lời giải:
Đậu cô ve là loài thuộc họ thân leo, cây ưa sáng, do đó, làm giàn giúp đậu cô ve có chỗ bám, leo lên đón ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp và sinh trưởng, phát triển tốt.
Bài 27.12 trang 61 sách bài tập KHTN 7: Quan sát hình 27 và nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu. Giải thích tại sao có sự khác nhau.
Lời giải:
- Nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu: Thân của cây đậu thứ nhất mọc thẳng còn thân của cây đậu thứ hai mọc cong.
- Giải thích sự khác nhau: Hai cây đậu đều hướng về phía có nguồn sáng. Nguồn sáng của cây thứ nhất ở phía trên nên cây mọc thẳng, cây đậu thứ hai có nguồn sáng ở bên cạnh nên cây uốn cong về phía nguồn sáng.
Lời giải SBT KHTN 7 Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật Cánh diều hay khác: