X

SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 22 trong Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 22.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 22 Chân trời sáng tạo

Bài 7.1 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Trong chất cộng hóa trị, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hóa trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác có trong phân tử.

B. Hóa trị của nguyên tố bằng số H liên kết với nguyên tử nguyên tố đó.

C. Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó.

D. Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

B đúng khi xét hợp chất với hydrogen.

C đúng khi nguyên tố đang xét liên kết với hydrogen và oxygen.

D đúng khi xét hợp chất với oxygen.

Bài 7.2 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì một nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H.

B. Trong hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I.

C. Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II.

D. Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A sai, vì có hợp chất một nguyên tử C có thể liên kết với ít hơn 4 nguyên tử H. Ví dụ: CH3Cl…

C sai, vì O có hóa trị khác II trong một số hợp chất như H2O2; Na2O2

D sai vì N còn có hóa trị khác III.

Bài 7.3 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.

B. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết hóa trị của chất.

C. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.

D. Công thức hóa học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A sai vì công thức hóa học cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.

B sai vì công thức hóa học không dùng để biểu diễn chất và không có hóa trị của chất.

D sai vì công thức hóa học không dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.

Bài 7.4 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Công thức hóa học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.

B. Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất.

C. Công thức hóa học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.

D. Công thức hóa học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D sai vì, công thức hóa học không cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Bài 7.5 trang 22 sách bài tập KHTN 7: Có các phát biểu sau:

(a) Cách biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau.

(b) Công thức hóa học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học.

(c) Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị của các nguyên tố.

(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Phát biểu (a) và (c) đúng.

Phát biểu (b) sai, ví dụ đơn chất oxygen: O2 còn kí hiệu nguyên tố oxygen là O.

Phát biểu (d) sai, vì có nhiều chất trùng khối lượng phân tử nhưng công thức hóa học khác nhau, ví dụ: carbon dioxide (CO2) và dinitrogen oxide (N2O) đều có cùng khối lượng phân tử là 44 amu.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hoá trị và công thức hoá học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: