X

SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 30 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 30 trong Bài 9: Đồ thị quãng đường thời gian Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 30.

Giải sách bài tập KHTN 7 trang 30 Chân trời sáng tạo

Bài 9.8 trang 30 sách bài tập KHTN 7: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian chuyển động của một con mèo.

Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian chuyển động của một con mèo

a) Sau 8 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, con mèo đi được bao nhiêu mét?

b) Xác định tốc độ của con mèo trong từng giai đoạn được kí hiệu (A), (B), (C), (D) trên đồ thị.

Lời giải:

a) Từ đồ thị ra thấy, sau 8 scon mèo đi được quãng đường 10 m.

b) Tốc độ của con mèo trong giai đoạn A là

vA=sAtA=4m2s=2m/s

- Tốc độ của con mèo trong giai đoạn B là vB = 0

- Tốc độ của con mèo trong giai đoạn C là

vC=sCtC=(84)m(64)s=2m/s

- Tốc độ của con mèo trong giai đoạn D là

vD=sDtD=(108)m(86)s=1m/s

Bài 9.9 trang 30 sách bài tập KHTN 7: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô trên đường phố vào giờ cao điểm trong hành trình dài 4 phút.

Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian của một ô tô trên đường phố

a) Mô tả các giai đoạn chuyển động của ô tô trên đồ thị.

b) Xác định thời gian ô tô đã dừng lại trong hành trình.

c) Tốc độ của ô tô trong giai đoạn nào là lớn nhất?

Lời giải:

a) Giai đoạn A: Ô tô chuyển động.

Giai đoạn B: Ô tô dừng lại.

Giai đoạn C: Ô tô chuyển động.

b) Thời gian ô tô dừng lại trong hành trình là 2 phút.

c) Tốc độ của ô tô trong giai đoạn A là

vA=sAtA=1001.60=1,67m/s

- Tốc độ của ô tô trong giai đoạn B là vB = 0

- Tốc độ của ô tô trong giai đoạn C là

vC=sCtC=(300100)(43).60=3,33m/s

Vậy tốc độ của ô tô trong giai đoạn C là lớn nhất.

Bài 9.10 trang 30 sách bài tập KHTN 7: Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của hai học sinh A và B bằng xe đạp.

Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của học sinh A và B

a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh.

b) Từ đồ thị, xác định tốc độ của mỗi học sinh.

Lời giải:

a) Đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh A và B:

Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của học sinh A và B

b) Tốc độ của học sinh A là

vA=sAtA=4000m20.60s=103m/s=12km/h

Tốc độ của học sinh B là

vB=SBtB=2000m20.60s=53m/s=6km/h

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đồ thị quãng đường thời gian Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: