Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 38 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 38 trong Bài 12: Mô tả sóng âm Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 38.
Giải sách bài tập KHTN 7 trang 38 Chân trời sáng tạo
Bài 12.8 trang 38 sách bài tập KHTN 7: Vì sao khi đi câu cá, những người có kinh nghiệm thường đi lại nhẹ nhàng và giữ im lặng?
Lời giải:
Vì tiếng động đi lại và tiếng nói có thể truyền qua đất, không khí và nước nên cá ở dưới nước nghe được tiếng động và bơi đi chỗ khác.
Bài 12.9 trang 38 sách bài tập KHTN 7: Một vụ nổ xảy ra trên mặt nước, gần bờ biển. Một người đang lặn ở dưới nước và một người đang ở trên bờ, cả hai người đều cách nơi xảy ra vụ nổ 1 km. Người nào nghe được tiếng nổ trước? Vì sao?
Lời giải:
Người đang lặn ở dưới nước nghe được tiếng nổ trước. Vì tốc độ sóng âm truyền trong nước nhanh hơn trong không khí.
Bài 12.10 trang 38 sách bài tập KHTN 7: Hình dưới đây hướng dẫn cách chế tạo một “nhạc cụ” đơn giản từ các sợi dây chun (dây thun), một chiếc đũa và một hộp nhựa không nắp.
a) Bộ phận nào dao động phát ra sóng âm khi chúng ta gảy dây chun?
b) Vai trò của hộp nhựa là gì? Em hãy kiểm tra bằng cách gảy dây chun khi có và không có hộp nhựa.
c) Âm thanh phát ra của các dây chun có giống nhau không? Chiếc đũa có vai trò gì trong dụng cụ này?
Lời giải:
a) Bộ phận dao động phát ra sóng âm là dây chun.
b) Hộp nhựa giúp âm nghe được to hơn.
c) Các dây chun có độ dài khác nhau khi dao động sẽ phát ra âm thanh không giống nhau. Chiếc đũa giúp điều chỉnh chiều dài của các dây chun để khi dao động, chúng phát ra âm khác nhau.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Mô tả sóng âm Chân trời sáng tạo hay khác: