X

SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9 trong Bài 3: Nguyên tố hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 9.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9 Chân trời sáng tạo

Bài 3.8 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X

Lời giải:

Theo bài ra ta có:

(NTK Mg). 4 = (NTK X).3

⇔ 24 . 4 = (NTK X).3 ⇔ NTK X = 32 (amu).

Vậy nguyên tố X là lưu huỳnh (sulfur), kí hiệu là S.

Bài 3.9 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau:

Cho biết sơ đồ nguyên tử của bốn nguyên tố như sau

Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của 4 nguyên tố.

Lời giải:

a) Nguyên tố beryllium, kí hiệu là Be.

b) Nguyên tố boron, kí hiệu là B.

c) Nguyên tố magnesium, kí hiệu là Mg.

d) Nguyên tố phosphorus, kí hiệu là P.

Bài 3.10 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây:

Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình dưới đây

a) Nêu sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử.

b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

a) Sự giống và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử:

- Giống nhau: Đều có 2 proton trong hạt nhân.

- Khác nhau: Số neutron của mỗi nguyên tử là khác nhau (một nguyên tử có 2 neutron; một nguyên tử có 1 neutron).

b) Hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số proton trong hạt nhân.

Nguyên tố hóa học này là helium. Kí hiệu He.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: