SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 49 trong Bài 18: Nam châm. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 49 Kết nối tri thức
Bài 18.6 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1.
Trả lời
Ta thấy thanh nam châm và kim nam châm đang hút nhau.
Vậy, đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
Bài 18.7 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.2.
Trả lời
Kim nam châm được đặt nằm trên đường sức từ của thanh nam châm nên đường sức từ đó sẽ vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc của kim nam châm. Vậy, ta có đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
Bài 18.8 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì
A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.
Trả lời
Đáp án đúng là: B
Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.
Bài 18.9 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở Hình 18.3. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?
Trả lời
Thanh nam châm B nằm lơ lửng phía trên nam châm A vì trong trường hợp này hai cực cùng tên (cực Bắc) của hai nam châm đẩy nhau.
Bài 19.1 trang 49 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm Osterd, một kim nam châm tự do đặt cân bằng song song với một đoạn dây dẫn AB, khi cho dòng điện chạy vào trong dây dẫn thì kim nam châm quay lệch khỏi vị trí ban đầu (Hình 19.1). Giải thích tại sao.
Trả lời
Khi cho dòng điện chạy vào dây dẫn, xung quanh dây dẫn (xung quanh dòng điện) có từ trường, dưới tác dụng của từ trường làm kim nam châm quay.