SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 6 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 6 trong Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 6 Kết nối tri thức
Bài 1.6 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Khi đo chiều cao của một người ở các thời điểm khác nhau trong ngày, kết quả đo được ghi lại trong Bảng 1. Em hãy nhận xét và giải thích kết quả thu được.
Lời giải:
Nhận xét:
- Lần đo 1: Cao nhất do mới ngủ dậy, đĩa sụn ở cột sống chưa bị nén bởi trọng lực cơ thể.
- Lần đo 2: Thấp hơn do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 6 giờ.
- Lần đo 3: Thấp hơn nữa do đĩa sụn ở cột sống bị nén bởi trọng lực cơ thể sau 12 giờ.
Bài 1.7 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, em hãy tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt và đề xuất các biện pháp phòng chống hiện tượng trên.
Lời giải:
Bước 1: Xác định vấn đề: “Tại sao hiện tượng thiên tai lũ lụt lại xảy ra?”.
Bước 2: Đưa ra giả thuyết: Lũ lụt là hậu quả của rừng đầu nguồn bị mất.
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện: Đề xuất các phương pháp tìm hiểu “rừng đầu nguồn bị mất có liên quan đến lũ lụt hay không?”.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch theo các phương pháp ở bước 3 bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu nhằm chứng minh có hoặc không mối liên quan giữa rừng đầu nguồn bị mất và hiện tượng lũ lụt.
Bước 5: Viết báo cáo quy trình nghiên cứu về hậu quả của mất rừng đầu nguồn có liên quan đến tính trạng thiên tai lũ lụt. Trong trường hợp không có sự liên quan thì xây dựng lại giả thuyết khoa học.
Bước 6: Đề xuất tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguyên nhân gây ra lũ lụt khác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thể tích nước trong ống a là: 37 mL.
Mực nước dâng lên trong ống b đến vạch: 70mL
Thể tích của vật rắn là: 70 – 37 = 33mL.
Bài 1.9 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
Bài 1.8 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là
A. 33 mL. B. 73 mL.
C. 32,5 mL. D. 35,2 mL.
Lời giải:
Để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm ta làm như sau:
- Dựa vào số trang tính số tờ giấy trong sách.
- Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài cùng) và dùng thước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày.
- Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.
Bài 1.10 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Làm thế nào để đo được thể tích của một giọt nước từ ống nhỏ giọt rơi xuống với một bình chia độ có ĐCNN là 0,5 cm3?
Lời giải:
Cho nước nhỏ giọt vào bình chứa. Đếm số giọt cho tới khi mực nước trong bình được khoảng 1 cm3 đến 2cm3. Lấy thể tích nước trong bình chia cho số giọt ta được thể tích của một giọt.
Bài 1.11 trang 6 sách bài tập KHTN 7: Để xác định thời gian chuyển động trên quãng đường 50 cm của một viên bi lăn trên một máng nghiêng, người ta sử dụng cổng quang và đồng hồ đo thời gian hiện số. Hỏi:
Lời giải:
a) Phải chọn MODE nào của đồng hồ?
b) Phải bấm vào nút nào của đồng hồ để trên màn hình hiện lên các số 0000?
c) Phải nối cổng quang như thế nào với mặt sau của đồng hồ?
Lời giải:
a) Đặt MODE: A ↔ B
b) Bấm nút RESET.
c) Nối cổng quang 1 với chôt A; cổng quang 2 với chốt B.