X

SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 88 Kết nối tri thức


Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 88 trong Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 88.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 88 Kết nối tri thức

Bài 39.8 trang 87 sách bài tập KHTN 7: Nghỉ hè, Lan được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà. Ông rủ Lan ra vườn làm cỏ với ông để chuẩn bị trồng rau. Ông chỉ cho Lan một số loại cỏ cần phải nhổ bỏ, nếu không chúng sẽ cạnh tranh với cây rau về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,... làm cho rau còi cọc, chậm lớn, thậm chí bị sâu bệnh. Ông dặn phải nhổ hết gốc, bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất thì cỏ mới không mọc lại được. Em hãy giải thích cho Lan hiểu tại sao ông lại hướng dẫn như vậy.

Lời giải:

Phải nhổ hết gốc, bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất thì cỏ mới không mọc lại được vì: Nhiều loài cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi và ra rễ, phát triển thành cây mới, có khả năng lan rộng khi có điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa, đất ẩm). Vì vậy, muốn diệt cỏ dại hại cây trồng cần phải nhặt bỏ toàn bộ thân rễ ngầm dưới đất.

Bài 40.1 trang 88 sách bài tập KHTN 7: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình

A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.

B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản điển hình ở thực vật có hoa và nhiều nhóm động vật.

Bài 40.2 trang 88 sách bài tập KHTN 7: Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong ...(1)..., giao tử cái được hình thành trong ...(2)... Quá trình vận chuyển hạt phấn đến bầu nhụy là ...(3).... Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành ...(4)... Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt, ...(5)... do noãn phát triển thành.

Lời giải:

Các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin trên là:

(1) bao phấn

(2) bầu nhụy

(3) thụ phấn

(4) hợp tử

(5) hạt

Bài 40.3 trang 88 sách bài tập KHTN 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Các khẳng định sau đây đúng hay sai trang 88 sách bài tập KHTN 7

Lời giải:

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Bầu nhụy không xảy ra thụ tinh sẽ phát triển thành quả không hạt

Đúng

2

Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người

Đúng

3

Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn

Sai

4

Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt

Sai

5

Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ trứng và đẻ con

Sai

Giải thích các phát biểu sai:

(3) Sai. Các động vật có thụ tinh ngoài thường sống ở dưới nước hoặc lưỡng cư do sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng cần diễn ra trong môi trường nước; các loài động vật sống trên cạn thường có hình thức thụ tinh trong để đảm bảo hiệu suất thụ tinh.

(4) Sai. Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt, hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt.

(5) Sai. Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với các động vật đẻ con còn đối với động vật đẻ trứng phôi sẽ phát triển trong trứng.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: