Cho hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 thu được dung dịch A
Cho hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO) thu được dung dịch A và chất rắn B gồm hai kim loại. Khi cho chất rắn B tác dụng với dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra.
Sách bài tập KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại - Kết nối tri thức
Bài 18.16 trang 58 Sách bài tập KHTN 9: Cho hỗn hợp nhôm và sắt tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 thu được dung dịch A và chất rắn B gồm hai kim loại. Khi cho chất rắn B tác dụng với dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra.
a) Chất rắn B không chứa kim loại nào sau đây?
A. Fe và Al.
B. Cu.
C. Al.
D. Fe.
b) Giải thích sự lựa chọn trên.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: C
b) Chất rắn B gồm hai kim loại, tác dụng với dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra suy ra trong chất rắn B có Fe và Cu. Al phản ứng hết với Cu(NO3)2, tiếp theo là Fe phản ứng một phần với Cu(NO3)2. Trong chất rắn B không còn Al nữa.
PTHH:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại hay khác:
Bài 18.2 trang 56 Sách bài tập KHTN 9: Dùng đồng để làm cột thu lôi chống sét vì đồng có tính...
Bài 18.5 trang 56 Sách bài tập KHTN 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?...