X

SBT KHTN 9 Kết nối tri thức

Để hàn hai miếng kim loại, người ta có thể sử dụng phương pháp hàn nhiệt nhôm


Để hàn hai miếng kim loại, người ta có thể sử dụng phương pháp hàn nhiệt nhôm. Trong phương pháp hàn này hỗn hợp gồm bột oxide kim loại và bột nhôm được đốt cháy để xảy ra phản ứng (phản ứng nhiệt nhôm). Phản ứng này toả nhiệt rất lớn, sinh ra kim loại ở trạng thái nóng chảy và aluminium oxide (AlO). Kim loại nóng chảy này sẽ điền đầy khe hàn.

Sách bài tập KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học - Kết nối tri thức

Bài 19.15 trang 62 Sách bài tập KHTN 9: Để hàn hai miếng kim loại, người ta có thể sử dụng phương pháp hàn nhiệt nhôm. Trong phương pháp hàn này hỗn hợp gồm bột oxide kim loại và bột nhôm được đốt cháy để xảy ra phản ứng (phản ứng nhiệt nhôm). Phản ứng này toả nhiệt rất lớn, sinh ra kim loại ở trạng thái nóng chảy và aluminium oxide (Al2O3). Kim loại nóng chảy này sẽ điền đầy khe hàn.

Phản ứng nhiệt nhôm thường được sử dụng để hàn hai miếng đồng hoặc hai miếng gang, thép (thành phần chính là sắt).

a) Viết PTHH của phản ứng nhiệt nhôm trong trường hợp:

- Bột iron(III) oxide phản ứng với bột nhôm.

- Bột copper(II) oxide phản ứng với bột nhôm.

b) Hãy chọn hỗn hợp ở cột (A) phù hợp để hàn hai thanh kim loại ở cột (B) trong bảng sau:

Để hàn hai miếng kim loại, người ta có thể sử dụng phương pháp hàn nhiệt nhôm

c) Dựa vào dãy hoạt động hoá học hãy giải thích: tại sao có thể dùng bột nhôm để thực hiện phản ứng với nhiều oxide kim loại?

Lời giải:

a)

2Fe2O3 + 4Al to 2Al2O3 + 4Fe

3CuO + 2Al to Al2O3 + 3Cu

b) 1 – z; 2 – t; 3 – y.

c) Có thể dùng bột nhôm để thực hiện phản ứng với nhiều oxide kim loại là do kim loại nhôm có độ hoạt động hóa học mạnh nên phản ứng được với nhiều oxide kim loại.

Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 19: Dãy hoạt động hoá học hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: