Chị M là một người yêu thích thời trang và luôn muốn thiết kế những sản phẩm độc đáo
Chị M là một người yêu thích thời trang và luôn muốn thiết kế những sản phẩm độc đáo cho mọi người. Chị quyết định mở một cửa hàng thời trang nhỏ để thực hiện niềm đam mê này. Trước hết, chị xác định mục tiêu lợi nhuận của mình với mục tiêu cụ thể như sau: “Trong vòng 5 năm, tôi muốn có một cửa hàng hoặc phủ triển thành một doanh nghiệp nhỏ với khoảng 30 – 50 nhân viên và đạt lợi nhuận hằng năm là X triệu đồng". Dựa trên niềm đam mê của mình về thiết kế thời trang chị sẽ tạo ra một số mẫu thời trang độc đáo và hấp dẫn cho giới trẻ.
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh - Cánh diều
Bài 11 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Chị M là một người yêu thích thời trang và luôn muốn thiết kế những sản phẩm độc đáo cho mọi người. Chị quyết định mở một cửa hàng thời trang nhỏ để thực hiện niềm đam mê này. Trước hết, chị xác định mục tiêu lợi nhuận của mình với mục tiêu cụ thể như sau: “Trong vòng 5 năm, tôi muốn có một cửa hàng hoặc phủ triển thành một doanh nghiệp nhỏ với khoảng 30 – 50 nhân viên và đạt lợi nhuận hằng năm là X triệu đồng". Dựa trên niềm đam mê của mình về thiết kế thời trang chị sẽ tạo ra một số mẫu thời trang độc đáo và hấp dẫn cho giới trẻ.
a) Em hãy cho biết chủ thể trong trường hợp trên xác định những mục tiêu kinh doanh nào.
b) Theo em, khi xác định mục tiêu kinh doanh cần phải lưu ý điều gì? Vì sao?
Lời giải:
a) Chủ thể trong trường hợp trên (chị M) đã xác định các mục tiêu kinh doanh sau:
- Mở một cửa hàng thời trang nhỏ.
- Trong vòng 5 năm, phát triển thành một doanh nghiệp nhỏ với khoảng 30 – 50 nhân viên.
- Đạt lợi nhuận hằng năm là X triệu đồng.
- Thiết kế và tạo ra các mẫu thời trang độc đáo và hấp dẫn cho giới trẻ.
b) Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Cụ thể và rõ ràng
- Thực tế và khả thi
- Đo lường được
- Có thời hạn cụ thể
- Phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp
Vì:
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.
- Những mục tiêu rõ ràng và khả thi tạo động lực cho các thành viên trong doanh nghiệp cố gắng đạt được.
- Giúp nhận diện sớm các khó khăn và thách thức, từ đó có biện pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Đảm bảo rằng các nguồn lực (nhân lực, tài chính, thời gian) được sử dụng hiệu quả và không lãng phí.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh hay khác: