X

SBT Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều

Hai quốc gia C và D kí kết với nhau Hiệp định biên giới trên bộ và Hiệp định biên giới


Hai quốc gia C và D kí kết với nhau Hiệp định biên giới trên bộ và Hiệp định biên giới trên biển điều chỉnh các vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Sau khi hai hiệp định này được kí kết, quốc gia C đã ban hành Luật Biên giới quốc gia và Luật Biển của quốc gia, nhằm cụ thể hoá các điều khoản trong các hiệp định vào quy định trong pháp luật nước mình; quốc gia D thì sửa đổi, bổ sung các luật mà nước mình đã ban hành về lãnh thổ và biên giới quốc gia cho phù hợp với các quy định của hai hiệp định mà mình đã kí kết.

Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế - Cánh diều

Bài 13 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Hai quốc gia C và D kí kết với nhau Hiệp định biên giới trên bộ và Hiệp định biên giới trên biển điều chỉnh các vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước. Sau khi hai hiệp định này được kí kết, quốc gia C đã ban hành Luật Biên giới quốc gia và Luật Biển của quốc gia, nhằm cụ thể hoá các điều khoản trong các hiệp định vào quy định trong pháp luật nước mình; quốc gia D thì sửa đổi, bổ sung các luật mà nước mình đã ban hành về lãnh thổ và biên giới quốc gia cho phù hợp với các quy định của hai hiệp định mà mình đã kí kết.

a) Vì sao các nước C và D sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi ki kết với nhau các Hiệp định về biên giới trên bộ và Hiệp định biên giỏi trên biển?

b) Việc các nước C và D ban hành văn bản pháp luật quốc gia sau khi kí kết với nhau các hiệp định là thể hiện mối quan nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia?

Lời giải:

a) Các nước C và D sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi ký kết các Hiệp định về biên giới trên bộ và Hiệp định biên giới trên biển để đảm bảo rằng các quy định trong pháp luật quốc gia phù hợp và tương thích với các điều khoản trong các hiệp định mà hai nước đã ký kết.

b) Việc các nước C và D ban hành văn bản pháp luật quốc gia sau khi ký kết với nhau các hiệp định thể hiện mối quan hệ tương tác và bổ sung giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Điều này cho thấy rằng pháp luật quốc gia phải điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia.

Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: