Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966
Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966, các quốc gia phải đảm bảo cho công dân của mình có quyền được sống, được bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt bớ tuỳ tiện, bình đẳng trước pháp luật, bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội.
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế - Cánh diều
Bài 15 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Theo Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966, các quốc gia phải đảm bảo cho công dân của mình có quyền được sống, được bảo đảm bất khả xâm phạm về thân thể, không bị bắt bớ tuỳ tiện, bình đẳng trước pháp luật, bầu cử và ứng cử, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội.
Là thành viên của Công ước, quốc gia C đã ban hành một đạo luật, trong đó hạn chế một số quyền trên đây của công dân nước mình so với các quyền được quy định trong Công ước mà quốc gia đã phê chuẩn. Quốc gia D đã phê phán quốc gia C trong các diễn đàn quốc tế và cho rằng việc làm của quốc gia C là vi phạm pháp luật quốc tế.
Trước sự phê phán của quốc gia D và áp lực của cộng đồng quốc tế, sau một thời gian quốc gia C đã sửa luật trên, với nội dung các quy định phù hợp với Công ước.
a) Trong tình huống này, quốc gia D đã căn cứ vào cơ sở nào để buộc quốc gia C phải sửa đổi pháp luật của mình nhằm bảo vệ quyền con người?
b) Em có thể nói gì về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia qua tình huống này?
Lời giải:
a)Quốc gia D đã căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự năm 1966, mà quốc gia C đã phê chuẩn, để buộc quốc gia C phải sửa đổi pháp luật của mình nhằm bảo vệ quyền con người theo đúng các cam kết quốc tế.
b) Qua tình huống này, có thể thấy rằng pháp luật quốc tế có vai trò giám sát và điều chỉnh pháp luật quốc gia để đảm bảo rằng các quốc gia thành viên tuân thủ các cam kết quốc tế về quyền con người và các nguyên tắc cơ bản khác. Pháp luật quốc gia phải được điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật quốc tế.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế hay khác:
Bài 3 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Pháp luật quốc tế có vai trò ....
Bài 6 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Pháp luật quốc gia ảnh hưởng đến ....
Bài 7 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Pháp luật quốc tế tác động đến ....