X

SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 10 trang 113 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 10 trang 113 trong Bài 18: Văn minh Đại Việt sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Lịch sử 10.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 113 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 113 SBT Lịch sử 10: Lập bảng thống kê các thành tựu của văn minh Đại Việt theo các lĩnh vực dưới đây:


Nhà Hậu Lê

Chữ viết


Văn học chữ Hán


Văn học chữ Nôm


Sử học


Địa lí


Toán học


Quân sự


Y học


Âm nhạc


Kiến trúc


Điêu khắc


Lời giải:


Nhà Hậu Lê

Chữ viết

- Chữ Hán là văn tự chính, được sử dụng trong: các văn bản của nhà nước, giáo dục – thư cử, sáng tác văn chương…

- Chữ Nôm cũng được người coi trọng

Văn học chữ Hán

- Bình Ngô Đại cáo, Ức Trai thu tập; Chí Linh sơn phú; Quân trung từ mệnh tập (của Nguyễn); 

- Quỳnh Uyển cửu ca (của các tác giả trong Hội Tao Đàn)…

Văn học chữ Nôm

- Hồng Đức quốc âm thi tập (của Lê Thánh Tông); 

- Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

Sử học

- Đại Việt sử kí toàn thư (của Ngô Sĩ Liên và các sử thần thời Lê); 

- Đại Việt sử kí tục biên (của Phan Phu Tiên),…

Địa lí

- Dư địa chí (của Nguyễn Trãi)

- Hồng Đức bản đồ (thời Lê Thánh Tông)

Toán học

- Đại thành toán pháp (của Lương Thế Vinh).

- Lập thành toán pháp (của Vũ Hữu)

Quân sự

- Nghệ thuật “tâm công” (Nguyễn Trãi).

Y học

- Bản thảo thực vật toát yếu (của Phan Phu Tiên)

Âm nhạc

- Âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng

Kiến trúc

- Thành Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

- Điện Kính Thiên (Hà Nội)

Điêu khắc

- Tượng voi chầu bằng đá (tại khu du tích Lam Kinh, Thanh Hóa)

- Rồng đá (tại Điện Kính Thiên, Hà Nội)….

Bài tập 3 trang 113 SBT Lịch sử 10: Quan sát Hình 18.2, 18.3, em hãy mô tả hoa văn của gốm Chu Đậu. Vì sao gốm Chu Đậu được đánh giá là đỉnh cao nghề gốm của Đại Việt.

Quan sát Hình 18.2, 18.3, em hãy mô tả hoa văn của gốm Chu Đậu

Lời giải:

Mô tả:

+ Men gốm Chu Ðậu rất phong phú: như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (còn gọi là: men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (còn gọi là: men tam thái). 

+ Hoa văn trang trí rất đa dạng (ví dụ: thiên nga, rồng, chim, cá…), đường nét chau chuốt, thanh toát và tinh tế.

+ Bố cục về nội dung, hoa văn cùng các họa tiết rất hài hòa, chặt chẽ khiến cho từng hiện vật gốm Chu Đậu có một vẻ đẹp tinh tế, riêng biệt, độc đáo.

- Gốm Chu Đậu được đánh giá là đỉnh cao nghề gốm của Đại Việt do có: kĩ thuật điêu luyện, đạt trình độ cao; vẻ đẹp độc đáo, tinh tế “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”…..

Lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: