X

SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Giải SBT Lịch sử 10 trang 18 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 10 trang 18 trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Lịch sử 10.

Giải SBT Lịch sử 10 trang 18 Chân trời sáng tạo

- Sử học

- bền vững

- di sản văn hoá

- bức tranh lịch sử

- tinh thần, vật chất

- kinh tế, xã hội    

- sự kiện, hiện tượng, nhân vật 

- xã hội loài người                     

- trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy 

- lịch sử, văn hoá, khoa học



Di sản văn hoá là những sản phẩm ....................................... có giá trị.............................., ..................................., được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ............................... nghiên cứu các .............................., trong lịch sử ................................., góp phần phục dựng lại .......................................... Kết quả nghiên cứu của .............................. khẳng định giá trị của các ............................., là cơ sở ..............................., ............................... các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển .................................. của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển ...........................

Lời giải:

Di sản văn hoá là những sản phẩm (1) tinh thần, vật chất có giá trị (2) lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

(3) Sử học nghiên cứu các (4) sự kiện, hiện tượng, nhân vật, trong lịch sử (5) xã hội loài người góp phần phục dựng lại (6) bức tranh lịch sử.

Kết quả nghiên cứu của (7) Sử học khẳng định giá trị của các (8) di sản văn hoá, là cơ sở trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hoá, đảm bảo sự phát triển (10 kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển (11) bền vững

Bài tập 2 trang 18 SBT Lịch sử 10: Từ thông tin dưới đây, em hãy cho biết vì sao phải bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá. Hãy nêu một số biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và di tích lịch sử ở Việt Nam.

“Được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới từ năm 1993 nhưng quần thể di tích Cố đô Huế thường xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Ngày 21 - 11 - 2017, lăng mộ của bà Trần Thị Nga - mẹ vua Dục Đức bị kẻ gian đập phá, đào bới, khiến nhiều người đau lòng. Đáng buồn hơn, trước đó, nhiều di tích, hiện vật khác như lăng Khải Định, Trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ,... cũng bị tàn phá nghiêm trọng, chủ yếu là do ý thức kém của người dân cũng như khách tham quan. Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế trong giai đoạn 2016 - 2020 lên đến 1274 tỉ đồng. Một số tiền lớn nhưng nếu xét từ mức độ xâm hại, phá hoại di tích đang diễn ra tại Huế hiện nay thì số tiền này vẫn chỉnhư"muối bỏ bể.

(Nguồn: https://nhandan.vn/binh-luan-phe-phan/nguy-co-bien-mat-nhieu-di-tich-lich-su-311448)

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì ............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: ............................................................................................................................................

Lời giải:

- Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là vì: hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

+ Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về di sản văn hoá; phân cấp quản lí, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền và nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng để người dân hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về di sản, tự hào và trân trọng các giá trị di sản.

+ Xử lí nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm về công tác bảo vệ và khai thác di sản.

+ Sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực xã hội hoá, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, thu hút các thành phần kinh tế tham gia trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá.

+ Đưa dạy học di sản vào trường học thông qua nhiều hình thức như dạy học tại di sản, tham quan, trải nghiệm,... góp phần hình thành ý thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của mỗi học sinh.

Lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: