Giải SBT Lịch sử 10 trang 3 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 10 trang 3 trong Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Lịch sử 10.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 3 Chân trời sáng tạo
Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 10: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.
- Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử.
- Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh, diễn ra trong một dịp đặc biệt.
- Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử.
- Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự phát triển của lịch sử.
- Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để đạt hiệu quả cao.
- Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri thức.
Ô chữ chủ: (6 chữ cái) là ...................
Lời giải:
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
K |
H |
A |
C |
H |
Q |
U |
A |
N |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
S |
U |
K |
I |
E |
N |
|
|
|
3 |
|
|
T |
R |
U |
N |
G |
T |
H |
U |
C |
|
|
4 |
|
|
|
T |
I |
E |
N |
B |
O |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
L |
I |
E |
N |
N |
G |
A |
N |
H |
6 |
|
|
|
|
C |
H |
U |
V |
I |
E |
T |
|
|
Ô chữ chủ: (6 chữ cái) là: LỊCH SỬ
Bài tập 2 trang 3 SBT Lịch sử 10:
Hãy đọc đoạn lời tựa của nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết tác phẩm Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII:
“Đại để phép làm sử là phải: mỗi sự kiện đều nhặt đủ không bỏ sót, để cho người ta sau khi mở sách ra xem, rõ được manh mối, biết được đầu đuôi, tuy không được mắt thấy tai nghe, mà rõ ràng như chính mình được thấy ... Cố nhiên không nên chép rườm rà nhưng nếu có việc gì thuộc về nghị luận quan trọng và chế tác to lớn thì đều phải theo từng việc mà chép đủ ngày tháng”.
(Lê Quý Đôn, Ngô Thế Long dịch, Đại Việt thông sử, quyển 2, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh, năm 2012, trang 13 - 14)
Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết nguyên tắc viết sử của nhà bác học Lê Quý Đôn có gì giống và khác nhau với nguyên tắc nghiên cứu lịch sử hiện nay.
Lời giải:
- Điểm giống nhau: ghi chép lịch sử phải phản ánh đầu đủ không gian và thời gian cụ thể (nguyên tắc: toàn diện và cụ thể).
- Điểm khác nhau: bên cạnh nguyên tắc toàn diện và cụ thể, trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học hiện nay còn đề ra và thực hiện theo các nguyên tắc: khách quan, trung thực, tiến bộ.
Lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử Chân trời sáng tạo hay khác: