Giải SBT Lịch sử 10 trang 84 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 10 trang 84 trong Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập SBT Lịch sử 10.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 84 Chân trời sáng tạo
Bài tập 1 trang 84 SBT Lịch sử 10: Hãy hoàn thành bằng hệ thống kiến thức các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á. Điền các chữ cái tương ứng với ý đúng vào bảng dưới đây.
A. Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc.
B. Du nhập thêm và chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
C. Khủng hoảng, suy thoái.
D. Hình thành các quốc gia dân tộc”.
E. Phương Tây xâm nhập.
G. Hình thành các quốc gia phong kiến.
H. Thiên Chúa giáo bắt đầu du nhập.
I. Tiếp biến văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
K. Dung hợp văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.
Thời kì |
Thế kỉ I đến thế kỉ X |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV |
Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX |
Đặc điểm |
.................................... |
.................................... |
.................................... |
Tôn giáo |
.................................... |
.................................... |
.................................... |
Lời giải:
Thời kì |
Thế kỉ I đến thế kỉ X |
Thế kỉ X đến thế kỉ XV |
Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX |
Đặc điểm |
K, D |
I |
C, E |
Tôn giáo |
A |
B |
G |
Bài tập 2 trang 84 SBT Lịch sử 10: Hãy tìm hiểu và cho biết các lễ hội truyền thống trong các hình dưới đây gắn liền với những tín ngưỡng bản địa nào của cư dân Đông Nam Á. Điểm giống nhau của các lễ hội này là gì? Các lễ hội này có gắn liền với yếu tố tôn giáo nào?
Lời giải:
- Lễ hội Bom Chaul chnam (Campuchia):
+ Gắn với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thần Nước)
+ Gắn với Phật giáo (trong ngày diễn ra lễ hội, người dân lên chùa nghe giảng kinh, thực hiện nghi thức tắm Phật…).
- Lễ hội Bun Bangfai ở Lào: gắn với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (cầu mưa) và tín ngưỡng phồn thực (trình diễn những con rối thể hiện đôi nam – nữ đang giao hoan).
- Lễ hội loy krathong ở Thái Lan: gắn với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thần Nước)
- Lễ hội Sarawak Gawai (Malaixia) gắn với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.
- Lễ hội đua bò Pacu Jawi (In-đô-nê-xi-a): gắn với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
- Lễ hội Trò Trám (Việt Nam): gắn với tín ngưỡng phồn thực.
=> Điểm chung: các lễ hội này đều gắn với những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á, đều liên quan đến nghề nông trồng lúa nước với mong ước về mùa màng bội thu.
Lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại Chân trời sáng tạo hay khác: