Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào
Giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 12. Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở đông nam á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Câu 1 trang 36, 37 sách bài tập Lịch Sử lớp 6 - Kết nối: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian thế kỉ VII dến thế kỉ X (SGK - trang – trang 55).
Câu 1.2. Ý nào sau đây không phù hợp để điền vào chỗ trống (...) trong câu sau: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế, đó là......
A. vị trí địa lí thuận lợi.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. khí hậu ôn đới, thuận lợi cho các cây trồng lâu năm phát triển.
D. điểm đến hấp dẫn của thương nhân các nước Ả Rập, Hy Lạp, La Mã.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Nội dung đáp án C không phù hợp, vì Đông Nam Á nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa (không phải khí hậu ôn đới).
Câu 1.3. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?
A. Chân Lạp.
B. Pa-gan.
C. Cam-pu-chia.
D. Sri Vi-giay-a.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Sri Vi-giay-a là một trong những quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển (SGK - trang – trang 56).
Câu 1.4. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nền kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bị phụ thuộc nặng nề vào việc giao lưu với bên ngoài.
B. Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
C. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ giao lưu buôn bán với thương nhân Ấn Độ.
D. Các thương cảng nổi tiếng thời trung đại ở Đông Nam Á đều thuộc các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Giao lưu thương mại với nước ngoài thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á, ví dụ:
- Về kinh tế:
+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp… trong nước.
+ Thúc đẩy sự hình thành của nhiều cảng biển sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.
- Về văn hóa:
+ Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc, Ấn Độ… du nhập vào Đông Nam Á. Ví dụ:
- Các tôn giáo: Phật giáo, Ấn Độ giáo…
- Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là 2 bộ sử thi: Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta…
- Chữ viết của Trung Quốc, Ấn Độ…
+ Các yếu tố văn hóa nước ngoài dần có sự hòa nhập với văn hóa bản địa của cư dân Đông Nam Á.
+ Trên cơ sở các yếu tố văn hóa nước ngoài, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa của mình.
Câu 1.5. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. gia vị.
B. nho.
C. chà là.
D. ôliu.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gia vị: hồ tiêu, quế, hồi, gừng… (SGK - trang – trang 56).