Giải SBT Lịch sử 7 trang 21 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 7 trang 21 trong Bài 6: Khái lược tiến trình Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và biết cách làm bài tập trong Sách bài tập Lịch sử 7.
Giải SBT Lịch sử 7 trang 21 Chân trời sáng tạo
Bài tập 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1 trang 21 SBT Lịch sử 7: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 21 SBT Lịch sử 7: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là
A. Tần và Đường.
B. Nguyên và Thanh.
C. Đường và Thanh.
D. Tống và Nguyên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 3 trang 21 SBT Lịch sử 7: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là
A. Thanh.
B. Minh.
C. Nguyên.
D. Tống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (................... thích hợp về hoạt động kinh tế thời Đường.
thủ công nghiệp miễn giảm sưu thuế Trường An
chế độ quân điền con đường tơ lụa tuyến đường buôn bán quốc tế
Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như ………………….............., lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là ........................................ Không chỉ nông nghiệp, …………….................... và thương nghiệp thời Đường đều phát triển. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo ……………………..... đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành .................. .............. với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới. Trong thế kỉ VII và VIII, ................................... có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp,…
Lời giải:
Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền. Không chỉ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường đều phát triển. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới. Trong thế kỉ VII và VIII, Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp,…
Lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Chân trời sáng tạo hay khác: