Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu
(Câu hỏi 3, SGK) Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?
Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?
Trả lời:
a. Câu 1 và 2 (Câu đề)
- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:
+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm
→ Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm
→ Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
b. Câu 3 và 4 (Câu thực)
- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:
+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
→ Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.
→ Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách
→ Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo
→ Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.