Cách sắp xếp các từ ngữ in đậm dưới đây thể hiện kiểu liệt kê gì?
Cách sắp xếp các từ ngữ in đậm dưới đây thể hiện kiểu liệt kê gì?
Cách sắp xếp các từ ngữ in đậm dưới đây thể hiện kiểu liệt kê gì?
Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Cách sắp xếp các từ ngữ in đậm dưới đây thể hiện kiểu liệt kê gì?
a) Hiếu học, thông mình, thích nghi nhanh với cái mới cũng là một bản sắc của người Việt Nam. (Vũ Khoan)
b) Tôi chợt hiểu tất cả khi từ trong góc tối của nhà nguyện, thất thểu, sợ sệt và hốc hác vì đói bước ra ba đứa trẻ lai: hai Mỹ đen, một Mỹ Trắng. “Trời! Lại có thể như thế sao Chúa ơi.”. (Vũ Cao Phan)
c) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non, mọc thẳng. (Thép Mới)
d) Ở một nước nông nghiệp Việt Nam, phải lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân lúc rũ đất bó mạ tươi, chân tay mình mẩy quần quật phối hợp mấy động tác. (Nguyễn Tuân)
Trả lời:
a): liệt kê các hành động thể hiện bản sắc và phẩm chất của người Việt theo tầm quan trọng và vai trò của hành động, phẩm chất: “Hiếu học, thông minh, thích nghi nhanh với cái mới”. Đây là kiểu liệt kê không theo từng cặp và không tăng tiến.
b): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê sự vật: “hai Mỹ đen”, “một Mỹ Trắng”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và không tăng tiến.
c): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê sự vật: “Tre”, “nứa”, “trúc”, “mai”, “vầu”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và không tăng tiến.
d): phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích này là liệt kê hành động: “lao động bằng cổ, bằng vai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân”. Kiểu liệt kê được sử dụng là không theo từng cặp và tăng tiến.