SBT Ngữ văn 10 Bài tập 2 trang 12 Kết nối tri thức


Cho đề bài: Phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” và thái độ của nhân vật “tôi” trước phản ứng của Na-đi-a để làm nổi bật chủ đề truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của An-tôn Sê-khốp.

SBT Ngữ văn 10 Bài tập 2 trang 12 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Cho đề bài: Phân tích phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” và thái độ của nhân vật “tôi” trước phản ứng của Na-đi-a để làm nổi bật chủ đề truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của An-tôn Sê-khốp.

a. Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Chọn hai ý kế nhau trong dàn ý để viết thành hai đoạn văn.

Trả lời:

a. Trước hết, đọc lại văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ để nắm được những phản ứng cụ thể của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!“ Chú ý: phản ứng của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm trạng. Ghi các ý nảy sinh trong quá trình đọc. Sắp xếp các ý tìm được theo trật tự hợp lí để lập dàn ý.

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật, vấn đề nghị luận.

Thân bài: Phân tích những phản ứng của Na-đi-a trước câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” để làm nổi bật chủ đề của truyện.

- Bớt sợ sau chuyến trượt dốc lần thứ nhất, Na-đi-a bắt đầu có những băn khoăn vì không biết ai đã nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!”

- Khi khoác tay nhân vật “tôi” đi dạo trên đồi tuyết, sự băn khoăn càng tăng lên.

- Na-đi-a cố ý chờ đợi nhân vật “tôi” nói ra câu ấy, khi đi bên nàng. Nàng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy.

- Mặc dù chưa hết sợ hãi, nhưng Na-đi-a vẫn đề nghị nhân vật “tôi” tiếp tục trượt dốc thêm nhiều lần, thậm chí, nàng đã dám trượt dốc một mình, nhưng vẫn không thể xác định ai đã nói lời tỏ tình đó.

- Sau này, không còn trượt tuyết lao dốc nữa, khi nhân vật “tôi” đến bên hàng rào, đứng từ xa, lợi dụng lúc có làn gió, nói câu “Na-đi-a, anh yêu em! nàng đã đón nhận bằng tâm trạng vui vẻ, gương mặt toát lên vẻ rạng rỡ, xinh đẹp và hạnh phúc.

- Phản ứng của Na-đi-a trước câu nói của nhân vật “tôi” đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện: Tình yêu là chuyện thiêng liêng, hệ trọng và là nhu cầu không thể thiếu đối với con người.

Kết bài: Ý nghĩa của vấn đề bàn luận.

b. Chọn hai ý kề nhau để viết thành hai đoạn văn, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Mỗi đoạn văn phải triển khai đầy đủ ý đã nêu. Đoạn văn có thể được viết theo nhiều lối khác nhau như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp; tất cả các câu trong đoạn phải đảm bảo đúng ngữ pháp và liên kết với nhau để tạo nên sự mạch lạc.

- Hai đoạn kể nhau trong bài cũng phải có sự liên kết với nhau.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: