SBT Ngữ văn 10 Bài tập 1 trang 7 - Kết nối tri thức
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập 1 trang 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập 1 trang 7 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 39 - 40), đoạn từ “Từ ngày ông Ma-đơ-len gỡ cho Phăng-tin” đến “đến tận xương tuỷ của chị” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích.
Trả lời:
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền trong SGK có các nhân vật: Giăng Van-giăng, Gia-ve, Phăng-tin. Ngoài ra, còn có bà xơ Xem-pơ-lít - người chứng kiến mọi chuyện xảy ra trong những giây phút lâm chung của Phăng-tin.
Mối quan hệ giữa các nhân vật này được thể hiện như sau:
- Giăng Van-giăng với Gia-ve: Trước đoạn trích này, Giăng Van-giăng (mang tên Ma-đơ-len) là thị trưởng thành phố, còn Gia-ve chỉ là một viên thanh tra. Trong đoạn trích, không còn ông thị trưởng Ma-đơ-len nữa, mà chỉ là Giăng Van-giăng - người tù khổ sai bỏ trốn, bấy lâu bị truy nã, giờ đây sắp bị Gia-ve bắt để tống vào nhà giam.
- Giăng Van-giăng với Phăng-tin: Phăng-tin từng là công nhân trong nhà máy của ông Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng), nhưng đã bị đuổi việc, rơi vào hoàn cảnh hết sức bi đát. Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng cảm thấy có bổn phận lương tâm với người đàn bà bất hạnh này.
- Phăng-tin với Gia-ve: Phăng-tin từng bị Gia-ve bắt vào tù. Lần gặp lại này, Phăng-tin vô cùng sợ hãi. Việc Phăng-tin bị ngã đập đầu vào thành giường rồi qua đời có căn nguyên từ thái độ của Gia-ve.
Trả lời:
Trong đoạn trích, nhân vật Gia-ve được khắc hoạ khá đậm nét từ bộ mặt, giọng nói, cái nhìn đến hành động. Dù vậy, Gia-ve cũng run sợ trước hành động quyết liệt, dứt khoát của Giăng Van-giăng. Nhân vật Gia-ve là một con người không có nhân tính, thể hiện quyền lực của một kẻ lạnh lùng, vô tình, tàn nhẫn.
Trả lời:
Sự xuất hiện của Gia-ve khiến Phăng-tin cảm thấy như gặp ác mộng. Cơn xúc động và sợ hãi lên đến tột cùng khi Phăng-tin chứng kiến cảnh Gia-ve thể hiện quyền uy trước ông thị trưởng bằng những hành động rất hung hăng, còn ông thị trưởng thì cúi đầu cam chịu. Cái chết của Phăng-tin như là một kết cục tất yếu của sự giáp mặt giữa chị với Gia-ve.
Trả lời:
Trong lời kể, người kể chuyện thể hiện thái độ ác cảm rất rõ với Gia-ve qua cách xưng hô, từ ngữ được dùng để miêu tả, sự hoà nhập điểm nhìn của người kể chuyện với điểm nhìn của Phăng-tin khiến cho Gia-ve hiện ra như một hung thần, một ác quỷ. Điều này sẽ góp phần chỉ phối thái độ của người đọc đối với nhân vật Gia-ve.
Trả lời:
Trong đoạn trích, ta biết Giăng Van-giăng đã nằm trong tay Gia-ve sau bao nhiêu năm trốn truy nã. Giăng Van-giăng biết rõ rằng, Gia-ve đang nóng lòng bắt ông. Lời cầu khẩn của Giăng Van-giăng liên quan đến việc tìm con cho Phăng-tin bị Gia-ve bác bỏ, giễu cợt. Như vậy, Gia-ve đang ráo riết thực hiện việc bắt Giăng Van-giăng để tống vào nhà tù.
Trả lời:
Trong câu “Giăng Van-giăng - từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi - đứng dậy”, thành phần được đặt giữa hai dấu gạch ngang là thành phần chêm xen. Thành phần này xác nhận một thực tế: ông Ma-đơ-len - thị trưởng của thành phố Mông-tơ-rơi - thực chất là Giăng Van-giăng, một người tù khổ sai.