SBT Văn 11 Bài mở đầu - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 11 Bài mở đầu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 8 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 9 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 10 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 11 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 12 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 13 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
- Câu 14 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1
Giải SBT Văn 11 Bài mở đầu - Cánh diều
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những dòng nào nêu đúng mục tiêu của Bài Mở đầu.
a. Những nội dung chính của sách Ngữ văn 11.
b. Cách sử dụng sách Ngữ văn 11.
c. Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 11.
d. Nội dung và hình thức của một văn bản.
e. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập với sách Ngữ văn 11.
g. Phương pháp học sách Ngữ văn 11.
Trả lời:
a. Những nội dung chính của sách Ngữ văn 11.
c. Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 11.
g. Phương pháp học sách Ngữ văn 11.
A. Học đọc, Học viết, Thực hành tiếng Việt, Học nói và nghe
B. Học đọc, Thực hành tiếng Việt, Học viết, Học nói và nghe
C. Học đọc, Học viết, Học nói và nghe, Thực hành tiếng Việt
D. Học viết, Học đọc, Học nói và nghe, Thực hành tiếng Việt
Trả lời:
Đáp án B. Học đọc, Thực hành tiếng Việt, Học viết, Học nói và nghe
A. Thơ, văn bản thông tin, văn bản truyện, văn bản kí
B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện
C. Thơ, kí (tùy bút, tản văn, truyện kí), kịch bản văn học
D. Truyện, tiểu thuyết, văn bản thông tin, văn bản truyền thuyết
Trả lời:
Đáp án B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện
A. Truyện thơ dân gian, truyện truyền thuyết, truyện cười
B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm, truyện thần thoại
C. Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, truyện hiện đại
D. Truyện thơ Nôm, truyền thuyết, truyện cười, truyện thần thoại
Trả lời:
Đáp án C. Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, truyện hiện đại
A. Vấn đề luật pháp, tiếng Việt và người Việt trong đời sống
B. Vấn đề vi phạm giao thông và phẩm chất của người Việt
C. Vấn đề viết sai chính tả, ngữ pháp và tiếng địa phương
D. Vấn đề tầm quan trọng của pháp luật và ngôn ngữ dân tộc
Trả lời:
Đáp án A. Vấn đề luật pháp, tiếng Việt và người Việt trong đời sống
Trả lời:
Ngữ văn 10 |
Ngữ văn 11 |
Cần chú ý |
Truyện: - Truyện thần thoại - Sử thi - Truyện ngắn - Tiểu thuyết |
Truyện: - Truyện thơ dân gian - Truyện thơ Nôm - Truyện ngắn - Tiểu thuyết |
Việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại. |
Thơ: - Thơ Đường luật - Thơ tự do |
Thơ: - Thơ có yếu tố tượng trưng - Thơ (nói chung) |
Cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung. |
Kịch bản văn học: - Tuồng - Chèo |
Kịch bản văn học: - Bi kịch |
Cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy. |
Kí: - Không học |
Kí: - Tùy bút, tản văn, truyện kí |
Cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,… |
Tác giả: - Thơ văn Nguyễn Trãi: văn nghị luận và thơ Nôm |
Tác giả: - Thơ văn Nguyễn Du: truyện thơ Nôm (Truyện Kiều) và thơ chữ Hán. |
Chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông. |
Trả lời:
- Điểm giống nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10:
+ Văn bản nghị luận: đều cần tập trung chú ý đến đề tài, ý nghĩa vảu vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
+ Văn bản thông tin: đều chú ý đến nhận biết cách triển khai thông tin, bố cục, mạch lạc của văn bản, thái độ, quan điểm của người viết.
- Điểm khác nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10: chủ đề, đề tài mà các văn bản nói đến khác nhau nên việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức sẽ hướng tới khác nhau. Ví dụ, trong Ngữ văn 10, các văn bản thông tin tập trung nói về nét đặc sắc văn hóa truyền thống vùng miền của dân tộc nên chúng ta cần chú ý về cách triển khai thông tin liên quan đến đề tài đó.
Trả lời:
- Ở bài Thơ văn Nguyễn Du, em được học các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết theo chữ Nôm với thể lục bát: Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền và theo chữ Hán với thể thất ngôn bát cú Đường luật: Đọc “Tiểu Thanh kí”.
- Điểm lưu ý khi học tác giả Nguyễn Du: chú ý về những biến cố lịch sử đã tác động đến cuộc đời, con người, trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Du.
- Những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 11:
+ Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau, câu chuyển đoạn.
+ Câu văn suy lí (lô gích) và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.
+ Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài văn nghị luận.
+ Đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp.
+ Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức truyện.
+ Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức thơ.
+ Cách trích dẫn trong bài viết.
+ Cách biểu cảm và hệ thống các từ lập luận trong văn bản nghị luận
+ Phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ.
- Yêu cầu khi viết các kiểu văn bản nghị luận:
+ Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
+ Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Yêu cầu khi viết các kiểu văn bản thuyết minh:
+ Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo,…
a) Xác định tên tác giả ở cột bên phải phù hợp với mỗi tác phẩm ở cột bên trái.
Nhan về văn bản |
Tên tác giả |
Sóng |
|
Tôi yêu em |
|
Hôm qua tát nước đầu đình |
|
Đây mùa thu tới |
|
Sông Đáy |
|
Đây thôn Vĩ Dạ |
|
Tình ca ban mai |
|
Trang giang |
|
b) Nêu lưu ý của sách Ngữ văn 11 về yêu cầu đọc hiểu thơ.
Trả lời:
a)
Nhan về văn bản |
Tên tác giả |
Sóng |
Xuân Quỳnh |
Tôi yêu em |
Pu-skin |
Hôm qua tát nước đầu đình |
Ca dao |
Đây mùa thu tới |
Xuân Diệu |
Sông Đáy |
Nguyễn Quang Thiều |
Đây thôn Vĩ Dạ |
Hàn Mặc Tử |
Tình ca ban mai |
Chế Lan Viên |
Tràng giang |
Huy Cận |
b) Những lưu ý của sách Ngữ văn 11 về yêu cầu đọc hiểu thơ: Cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung.
Thể loại |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Mẫu: Kí |
Thương nhớ mùa xuân |
|
|
Vũ Như Tô |
|
|
Trương Chi |
Mẫu: Nguyễn Đình Thi |
|
Bánh mì Sài Gòn |
|
|
Rô-mê-ô và Giu-li-ét |
|
|
Vào chùa gặp lại |
|
|
Ai đã đặt tên cho dòng sông? |
|
|
Hồn Trương Ba, da hàng thịt |
|
Trả lời:
Thể loại |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Mẫu: Kí |
Thương nhớ mùa xuân |
Vũ Bằng |
Kịch bản văn học |
Vũ Như Tô |
Nguyễn Huy Tưởng |
Kịch bản văn học |
Trương Chi |
Mẫu: Nguyễn Đình Thi |
Kí |
Bánh mì Sài Gòn |
Huỳnh Ngọc Trảng |
Kịch bản văn học |
Rô-mê-ô và Giu-li-ét |
Uy-li-am Sếch-xpia |
|
Vào chùa gặp lại |
|
Kí |
Ai đã đặt tên cho dòng sông? |
Hoàng Phủ Ngọc Tường |
Kịch bản văn học |
Hồn Trương Ba, da hàng thịt |
Lưu Quang Vũ |
a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 có đặc điểm gì?
b) Các bài tập phần tiếng Việt có gì cần chú ý?
Trả lời:
a) Nội dung tiếng Việt gồm: kiến thức lí thuyết (nêu ngắn gọn ở phần Kiến thức ngữ văn) và bài tập rèn luyện (ở phần Thực hành tiếng Việt) trong mỗi bài.
Kiến thức lí thuyết thường nêu khái niệm và ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong tiếng Việt; trường hợp cần thiết thì nêu thêm các loại đơn vị, hiện tượng và tác dụng hoặc ảnh hưởng của chúng. Các kiến thức tiếng Việt đều rất cơ bản, thiết thực, dễ hiểu, dễ vận dụng vào các hoạt động đọc hiểu, viết và nói nghe.
b) Các bài tập rèn luyện tiếng Việt vừa củng cố kiến thức lí thuyết vừa tạo điều kiện để học sinh vận dụng vào dọc hiểu văn bản, trước hết là những văn bản dọc hiểu trong mỗi bài học. Các bài tập này được biên soạn theo ba yêu cầu sau:
+ Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết.
+ Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học.
+ Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản, sửa một số lỗi ngữ pháp thường gặp.
Trả lời:
Phần học viết Lớp 10:
Phần học viết Lớp 11:
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
TÊN BÀI HỌC |
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
|
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
|
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
|
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
|
VIẾT - ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HÀNH |
|
NÓI VÀ NGHE - ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HÀNH |
|
TỰ ĐÁNH GIÁ |
|
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
|
Trả lời:
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
TÊN BÀI HỌC |
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
- Đọc trước khi học để có định hướng đúng. - Đọc sau khi học để tự đánh giá. |
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
Đọc ở nhà và vận dụng khi học trên lớp. |
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
- Tìm hiểu thông tin về bối cảnh, tác giả, tác phẩm,… - Đọc trực tiếp văn bản và chú thích ở chân trang, chú ý các hướng dẫn đọc ở bên phải trang sách. - Trả lời các câu hỏi đọc hiểu. - Đọc hiểu văn bản tương tự về thể loại và kiểu văn bản đã học. |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
- Đọc kiến thức tiếng Việt ở phần Kiến thức ngữ văn và làm bài tập thực hành tiếng Việt. |
VIẾT - ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HÀNH |
- Đọc và suy nghĩ về định hướng viết. - Làm các bài tập thực hành viết. |
NÓI VÀ NGHE - ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HÀNH |
- Đọc và suy nghĩ về định hướng nói và nghe. - Làm bài tập thực hành nói và nghe. |
TỰ ĐÁNH GIÁ |
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua đọc, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về 1 văn bản tương tự các văn bản đã học. |
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
- Đọc mở rộng theo gợi ý. - Thu thập tư liệu liên quan đến bài học. |