Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi
(Phần II. Viết, SGK) Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:
Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi
Câu 3 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Phần II. Viết, SGK) Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:
Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một.
Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu lên một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.
Trả lời:
Đề 1: Các em tham khảo gợi ý sau để lập dàn ý:
Đây là yêu cầu viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. HS đã được rèn luyện cách viết kiểu văn bản này ở Bài 3. Để nêu theo dạng mở để HS tự xác định một vấn đề xã hội mà các em thấy có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm cho phù hợp. Yêu cầu về ý ở đề này chỉ cần HS nêu lên theo lô gích sau:
- Xác định vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa là vấn đề gì? Vấn đề ấy đặt ra trong tác phẩm nào?
- Mô tả ý nghĩa của vấn đề xã hội đã xác định theo hiểu biết của mình.
- Giải thích vì sao đó lại là vấn đề có ý nghĩa.
- Phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong thực tiễn cuộc sống hiện nay tức là từ tác phẩm đến đời sống hiện đại.
Cảm nghĩ, nhận xét của em về vấn đề xã hội mà tác phẩm đã đặt ra.
Đề 2:
Đây là kiểu văn bản thuyết minh tổng hợp, HS đã được học và rèn luyện ở Bài 4 Đề văn cũng liên quan đến nội dung đọc hiểu Bài 4 (phẩm chất hoặc một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay), vì thế rất thuận lợi cho HS viết bài. Tuy nhiên, do dạng đề mở, để HS tự chọn phẩm chất hoặc thói quen xấu nên vẫn có chỗ để phân hoá và phát huy được ý kiến riêng của mỗi HS. Như thế, cả nội dung và kĩ năng vừa quen thuộc vừa có yêu cầu mới.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 hay khác:
- Câu 1 trang 53 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11, tập một.
- Câu 2 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nếu tên văn bản đọc hiểu trong bài tập 1 phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
- Câu 3 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 2, SGK) Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.
- Câu 4 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 3, SGK) Nêu các nội dung chính và chi ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?
- Câu 5 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 4, SGK) Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.
- Câu 6 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản thông tin trong Bài 4, sách Ngữ văn 11, tập một.
- Câu 7 trang 54 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Sách Ngữ văn 11, tập một yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản nào? Yêu cầu về kĩ năng viết các kiểu văn bản có gì khác biệt so với sách Ngữ văn 10?
- Câu 8 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 7, SGK) Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.
- Câu 9 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 8, SGK) Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...).
- Câu 10 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ở sách Ngữ văn 11, tập một, phần tiếng Việt tập trung vào những nội dung lớn nào? Trong đó yêu cầu rèn luyện sửa những lỗi gì?
- Câu 1 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I.
- Câu 2 trang 55 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu 8, SGK) Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.