Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ
(Câu 3, SGK) Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.
Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ
Câu 3 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 3, SGK) Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai.
Trả lời:
Một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc văn bản thơ có yếu tố tượng trưng trong Bài 6, sách Ngữ văn 11, tập hai:
- Các văn bản là các bài thơ có chứa những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những ý niệm, hoặc gợi lên một liên tưởng sâu xa.
- Trong thơ hiện đại, về cơ bản, các hình ảnh có tính biểu tượng gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ, thường được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhằm biểu đạt những rung động, nhận thức sâu xa, những tồn tại vô hình. Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những phát hiện, liên tưởng độc đáo.
- Mặc dù bức tranh thơ vẫn dựa trên những chất liệu trong đời sống hiện thực (thời gian: buổi chiều; các sự vật: cây me, chim, lá,...) nhưng cái mà tác giả hướng tới là trạng thái vô hình ẩn giấu bên trong của tạo vật. Vì thế, chiều thành chiều mộng, nhánh cây thành nhánh duyên. Đây là những kết hợp từ bất thường gợi lên một trạng thái mơ mộng, xao xuyến của vũ trụ. Một biểu hiện khác của yếu tố tượng trưng trong khổ thơ trên là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “động tiếng huyền”. Từ động có thể hiểu là “vang động” (cảm nhận bằng thính giác) nhưng cũng có thể được hiểu là “chuyển động” (cảm nhận bằng thị giác). Theo cách hiểu thứ hai, âm thanh (vô hình) được hữu hình hoá, như cựa mình, thức dậy. Khổ thơ dày đặc những yếu tố tượng trưng và vì thế là một phát hiện mầu nhiệm về sự bí ẩn sâu xa của trời đất trong thời khắc thu về.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 hay khác:
- Câu 1 trang 57 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11, tập hai.
- Câu 2 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tên văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 11, tập hai ở câu 1 sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau.
- Câu 4 trang 58 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 4, SGK) Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của các văn bản đọc hiểu của Bài 7 trong sách Ngữ văn 11, tập hai. Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình qua một văn bản tuỳ bút, tản văn, hoặc sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí ở bài học này.
- Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 5, SGK) Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bị kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.
- Câu 6 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Các truyện ngắn hiện đại ở Bài 5 trong sách Ngữ văn 11, tập hai viết về những đề tài, chủ đề gì? Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn được học ở bài này có ý nghĩa và tính thời sự như thế nào?
- Câu 7 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập hai có gì giống và khác nội dung phần Viết trong sách Ngữ văn 11, tập một?
- Câu 8 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 8, SGK) Nêu và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở sách Ngữ văn 11, tập hai.
- Câu 9 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 9, SGK) Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện, nghị luận về một tác phẩm thơ và nghị luận về một bộ phim (vở kịch, bài hát, bức tranh, pho tượng).
- Câu 10 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu 11, SGK) a) Thống kê tên các phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
- Câu 11 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Các câu tự luận 6, 7, 8, 9 ở SGK, phần Tự đánh giá cuối học kì II, trang 149-150).
- Câu 12 trang 59 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đề 1 (SGK). Phân tích giá trị văn hoá hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai.