Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?
Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?
Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?
Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích dưới đây nhấn mạnh các yếu tố hình thức nào của truyện Tầng hai?
“Phan vẫn có thói quen nằm yên lặng trong bóng đêm, lắng nghe những âm thanh từ tầng hai vọng xuống, tưởng tượng ra những gương mặt. Những lúc ấy, cô lại chợt nhớ nhà đến cồn cào... Nhưng có thể bởi đã lâu, cô không thường mường tượng lại gương mặt của những người thân yêu nên những nét buồn vui trên từng gương mặt ấy đã phần nào phai nhạt trong tâm trí cô. Và cô thì cứ mải mốt kiếm tìm những điều tận đẩu tận đâu...”.
Đây là một đoạn trích trong truyện ngắn mang tên Tầng hai của nhà văn Phong Điệp. Nó phần nào hé lộ một bút pháp, một giọng điệu trẻ trung, hiện đại, phóng khoáng nhưng không kém phần ưu tư, giàu chất ngẫm ngợi...
Tầng hai – cái tiêu đề thật tiết giảm nhưng đầy sức khơi gợi những tầng cảm xúc, suy tư về những vi diệu đang diễn ra xung quanh, thường ngày tưởng như quá đỗi bình thường, thậm chí có vẻ tẻ nhạt, nơi cuộc sống đô thị chật chội...
“Tất cả chỉ có chừng ây. Vậy mà nó có thể tạo nên những âm thanh mới sống động làm sao. Phan thực sự ngạc nhiên. Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”... Vâng, có lẽ không chỉ với Phan – nhân vật trong truyện ngăn này, mà mỗi chúng ta, cũng thấy bóng mình phần nào trong đó khi soi vào tác phẩm dễ thương này.
Là một nhà văn trẻ, bút lực dồi dào, tính đến nay, Phong Điệp đã xuất bản 20 đầu sách gồm 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, 2 tập đối thoại văn chương và 1 tập tản văn. Nhiều tác phẩm của chị đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài.
Truyện của Phong Điệp được nhiều giới bạn đọc quan tâm, đón nhận, đặc biệt những tác phẩm như: Bloger, Ga kí ức, Biên bản bão,.... Với chị: “Viết để sống, để yêu và trân trọng cuộc đời này”. Hành trình sáng tạo của chị suốt chặng đường qua đã thấm đẫm tâm niệm đó...
(Theo thoibaonganhang.vn)
Trả lời:
Đoạn trích đã nhấn mạnh yếu tố nhan đề và giọng điệu của truyện Tầng hai.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 9, 10, 11, 12 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện là gì?
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Xác định các bước chuẩn bị cho bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện dưới đây là đúng hay sai?
- Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn từ thích hợp (điểm nhìn, hình thức, nhan đề, nhân vật, nội dung. ý nghĩa) với mỗi chỗ trống sau đây:
- Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn Vẻ đẹp của hình ảnh “trái tim cháy hùng vĩ của Đan-kổ” (Trái tim Đan-kô – M. Gorki) theo sơ đồ sau:
- Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
- Câu 7 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn “Nắng đẹp miền quê ngoại” của Trang Thế Hy.
- Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tìm ý cho đề văn sau: