Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng
(Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ.
Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng
Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ.
Trả lời:
- Trong bài thơ Sóng có sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng sóng và em. Sóng là sự hoá thân của em và ngược lại mỗi trạng thái tâm hồn em lại phù hợp với một trạng thái của sóng.
Trạng thái của sóng |
Tâm trạng người phụ nữ |
“Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ” |
Vừa đắm say, vừa tỉnh táo, vừa dè dặt vừa cuồng nhiệt; vừa hoài nghi vừa tin tưởng,… |
“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể” |
Khát vọng vượt ra khỏi những giới hạn chặt hẹp của cá nhân để tìm đến những miền bao la vô tận. |
“Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu” |
Tìm lời giải đáp về nguồn gốc của tình yêu nhưng không thể, bởi nguồn gốc tình yêu đều bí ẩn, kì diệu. |
“Con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được” |
Nỗi nhớ trong tình yêu “Cả trong mơ còn thức”. |
“Trăm ngàn con sóng đó / Con nào chẳng tới bờ / Dù muôn vời cách trở” |
Thuỷ chung, son sắt, vượt qua mọi thử thách, trở ngại trong tình yêu. |
“Tan ra thành trăm con sóng nhỏ / Ngàn năm còn vỗ” |
Khát vọng hoá thân trong tình yêu; về sự bất tử của tình yêu. |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Sóng hay khác:
- Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ Sóng? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?
- Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhịp điệu, âm điệu của bài thơ có gợi lên nhịp điệu, âm điệu của “sóng” không? Vì sao?
- Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hoàn thành các nội dung theo yêu cầu ở cột bên phải trong bảng dưới đây:
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đó.
- Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Có ý kiến cho rằng: Trong ca dao, người phụ nữ thường ở vào vị thế không chủ động trong tình yêu, còn trong bài thơ Sóng, người phụ nữ ở vị thế chủ động trong tình yêu. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
- Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cảm nhận của em về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng?
- Câu 8 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm một số câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.