Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ


(Câu hỏi 5, SGK) Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Hãy phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh đó.

Trả lời:

a) Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi.

Cách sử dụng những hình ảnh với cặp đôi gắn bó quen thuộc trong đời sống tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt rất gần gũi, quen thuộc của người dân miền núi để nói về tình yêu thuỷ chung, son sắt.

+ Hình ảnh từ đời sống tự nhiên: cá – nước, lúa – ruộng, mùa nước đỏ – cả về, chim tăng lá – gọi hè, chết thành sông – nước uống mát lòng, chết thành đất – dây trầu xanh thắm, chết thành bèo – trôi nổi ao chung.

+ Hình ảnh từ đời sống sinh hoạt: chết thành muôi – múc xuống cùng bát.

- Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân miền núi; chim chích trên lượn vòng, chim nhạn bay quanh nhà, nước đập bè chìm, sóng xô bè vỡ, thác trào đồng củi vướng, guồng gỗ, tơ rối, tơ vò, lam ống thuốc, bán trâu ngoài chợ, thu lúa muôn bông.

b) Tác dụng của hình ảnh:

Phân tích theo những gợi ý sau: Những hình ảnh trong đoạn trích Lời tiễn dặn đã làm đậm màu sắc dân tộc:

- Trong ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

- Thiên nhiên nhiên và cuộc sống xã hội của người dân miền núi.

- Tâm lí, tính cách của người dân miền núi.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Lời tiễn dặn hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: