SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Tiếng việt trang 61, 62, 63
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 4: Tiếng việt trang 61, 62, 63 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Tiếng việt trang 61, 62, 63
Câu 1 trang 61 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định kiểu trích dẫn có trong đoạn trích sau:
Những năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Đối với các bạn ngành trong xã hội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thường được thực hiện chủ yếu trước mỗi mùa tuyển sinh, thực hiện như theo phong trào (Giang Thiên Vũ, 2018). Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được trước khi quyết định chọn nghề phần lớn đến từ các kênh ngoài nhà trường chẳng hạn như: từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hân, 2011),... Điều đó nói lên hạn chế của các hình thức triển khai hướng nghiệp hiện nay ở các trường phổ thông nói chung và trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
(Theo Giang Thiên Vũ, Lê Ngọc Khang. Thực hiện triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 18, số8/2021, tr.1393 - 1401)
Trả lời:
Kiểu trích dẫn có trong đoạn trích: trích dẫn gián tiếp, cụ thể:
- Những năm trở lại đây, công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông chưa nhận được sự quan tâm thoả đáng (Huỳnh Văn Sơn, 2011).
- Đối với các bạn ngành trong xã hội, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông thường được thực hiện chủ yếu trước mỗi mùa tuyển sinh, thực hiện như theo phong trào (Giang Thiên Vũ, 2018).
- Các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được trước khi quyết định chọn nghề phần lớn đến từ các kênh ngoài nhà trường chẳng hạn như: từ Internet 70%; từ cha mẹ hoặc người thân khác 60,5% (Nguyễn Thị Trường Hân, 2011)
Câu 2 trang 62 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
2015 - 2019: NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH VIỆT NAM
CẢI THIỆN 12 BẬC
- Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019).
– Năm 2019, nhóm chỉ số được đánh giá cao nhất là: Sức cạnh tranh về giá (xếp hạng 22/140); Tài nguyên văn hoá (29/140); Tài nguyên tự nhiên (35/140). Trong khu vực Đông Nam Á, tài nguyên văn hoá của Việt Nam xếp thứ 2, sau In-đô-nê-xi-a (Indonesia); tài nguyên tự nhiên xếp thứ 3, sau Thái Lan và In-đô-nê-xi-a, cho thấy lợi thế so sánh lớn về tải nguyên văn hoá và tự nhiên của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
- Chỉ số tiến bộ nhất là Yêu cầu về thị thực, tăng 63 bậc, từ hạng 116/136 (năm 2017) lên hạng 53/140 (2019), được thúc đẩy bởi chính sách cấp thị thực điện tử áp dụng thí điểm từ đầu năm 2017. Bắt đầu từ áp dụng cho 40 nước, qua một số lần bổ sung, đến năm 2019, Việt Nam đã mở rộng chính sách này đối với công dân của 80 nước trên thế giới.
– Một số nhóm chỉ số xếp hạng thấp: Sự bền vững vẽ môi trường (xếp hạng 121/140); Hạ tầng dịch vụ du lịch (106/140); Mức độ ưu tiền cho ngành du lịch (100/140).
(Trích Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch (2019),
Báo cáo thường niên du lịch Việt nam 2019, tr. 16 - 17)
a. Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên.
c. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày những thông tin mà bạn tiếp nhận từ phương tiện phi ngôn ngữ của văn bản trên.
Trả lời:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: biểu đồ (Điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam).
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản trên: Biểu đồ góp phần biểu đạt trực quan những thông tin được trình bày trong văn bản, từ đó giúp người đọc hiểu văn bản tốt hơn.
c. Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là một biểu đồ về điểm số và xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam. Có thể thấy sự cạnh tranh về giá cả là điểm mạnh lớn nhất của du lịch Việt Nam. Với điểm số là 5.9, yếu tố sức cạnh tranh về giá cả đang xếp hạng đứng thứ 22. Trong khi đó, yếu tố cơ sở hạ tầng dịch vụ lại ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du lịch Việt Nam. Qua văn bản, người có cái nhìn trực quan và toàn diện về xếp hạng du lịch Việt Nam.
Câu 3 trang 63 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(Nguồn: https://vnanet.vn/vi/graphic/kinh-te-4/quang-binh---vuong-quoc-hang-dong-3982987.html)
a. Văn bản trên sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ gì?
b. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản.
Trả lời:
a. Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên: bản đồ, hình ảnh.
Lưu ý: Có thể xem đây là in pho-gráp-phích (information graphic: đồ hoạ thông tin), là sự kết hợp những thông tin ngắn gọn với bản đồ; hình ảnh minh hoạ sinh động, bắt mắt giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng, rõ ràng.
b. Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản: Cung cấp thông tin chi tiết về vị trí các hang động của tỉnh Quảng Bình trên bản đồ Việt Nam để người đọc dễ hình dung và hình ảnh minh hoạ trực quan, tiêu biểu cho các thông tin tóm tắt về đặc điểm nổi bật của từng hang động.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 4: Nét đẹp văn hóa và cảnh quan hay khác: