Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì
Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì?
Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì
Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Các trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật trong văn bản:
+ “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ....nên gọi là Thơ mới”.
+ “chỉ mong lối Thơ mới được nhiều người để ý đến....các nhà thi sĩ”.
+ “Đối với những người như chúng tôi đây,...cần ích cho chúng tôi lắm”.
+ “Chủ nghĩa phụ nữ...trí thức của mình”.
+ “Đàn bà tân tiến...làm người trong xã hội”.
- Tác giả đã năm lần trích dẫn trực tiếp lời phát biểu của Manh Manh nữ sĩ và năm lần trích dẫn trực tiếp các nhận định, đánh giá của người đương thời về bà. Việc trích dẫn trực tiếp lời nhân vật giúp cho người đọc hình dung một cách rất cụ thể, sống động giọng điệu quyết liệt, cá tính thẳng thắn, tư tưởng mới mẻ, tiên phong của nữ nhà báo. Việc trích dẫn trực tiếp lời nhận định, bình luận về nhân vật giúp làm nổi bật vai trò, tầm ảnh hưởng của bà đến đời sống xã hội. Bằng cách trích dẫn trực tiếp, tác giả tái hiện được một cách chân thực lời ăn tiếng nói của người Việt và bầu không khí đối thoại, tranh biện trong đời sống văn hoá, xã hội thời kì đầu thế kỉ XX.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 1 trang 15 hay khác:
- Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn mở đầu văn bản (“Nói “nữ phóng viên chính hiệu” là bởi “trước đó ở Hà Nội cũng như Sài Gòn người giữ mục phụ nữ hay viết bài về phụ nữ, mặc dù kí tên là “Thị nọ Thị kia” nhưng đều là kí giả có râu”) gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
- Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu nhận xét về giọng điệu, quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong nhận định sau: “Tại buổi nói chuyện ở Hội Khuyến học Sài Gòn, đề cử toạ trong phòng nhìn thấy diễn giả, bà phải... đứng lên bàn để nói! Vì vậy, trong làng báo Sài Gòn thập niên 1930, ai cũng coi bà như một đồng nghiệp nam”.