So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK
So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.
So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.
Trả lời:
- Nguyên văn nội dung của hai câu kết: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ, người nào sẽ khóc Tố Như?). Cụm từ “hà nhân” (người nào?, ai là người?) trong nguyên văn có chức năng là một ý hỏi chi tiết (câu hỏi bộ phận), đặt trong một cấu trúc câu thơ có dạng thức trần thuật. “Tiền giả định” của câu thơ là: Hẳn có người sẽ khóc thương cho Tố Như (xem thêm gợi ý trả lời câu hỏi 6 ở dưới).
- Nội dung hai câu thơ kết trong bản dịch của Vũ Tam Tập: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Cấu trúc “ai... chăng?” của câu thơ dịch (có ai... hay không?) đã chuyển ý hỏi bộ phận trong nguyên văn thành một câu có cấu trúc nghi vấn (câu hỏi toàn bộ).“Tiền giả định” của câu thơ dịch là: Tác giả không biết có ai sẽ khóc Tố Như hay không?
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 6 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên.
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?