Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của son phấn và văn chương
Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của “son phấn” và “văn chương”. Hãy nêu quan điểm của bạn về ý kiến trên.
Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của son phấn và văn chương
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của “son phấn” và “văn chương”. Hãy nêu quan điểm của bạn về ý kiến trên.
Trả lời:
- Từ nhận diện về mô hình đối (về từ loại và cấu trúc ngữ pháp) đã đề cập trong câu 4 ở trên, dễ dàng nhận thấy quan hệ nghĩa của hai câu thực là tương đồng. Vì thế nghĩa của hai câu có mối quan hệ “đối tương thành” (mỗi câu đều biểu đạt về cùng một nội dung như nhau để tổng hợp thành một ý mang tính chất khái quát).
- Câu trên: sắc đẹp (hữu thể, hữu hình) phải xót xa về những việc xảy ra sau khi chết (tinh thần);
Câu dưới: văn chương (tâm hồn, vô hình) phải chịu khổ luy bị đốt (nỗi đau thể xác). → Cả hai câu thực đều khái quát hoá bi kịch chung của sắc (son phấn) và tài (văn chương).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 5 trang 5, 6 hay khác:
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây, yếu tố “thành” trong từ ngữ nào có cùng nghĩa với từ”thành” trong câu thơ thứ nhất? Hãy nêu ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành” xuất hiện trong các từ ngữ.
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn phương án đúng nhất thể hiện cách hiểu của dịch giả Vũ Tam Tập về câu thơ thứ hai trong bản dịch 1 (SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 18). Nêu nhận xét ngắn gọn về cách hiểu của dịch giả.
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Theo bạn, nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gẫn nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); ”duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một thứ nhất); thì ý thơ sẽ thay đổi như thế nào?
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đối (đối về thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp) trong hai câu thực.
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy khái quát nội dung của bốn câu thơ đầu.