Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu Lòng quê dợn dợn vời con nước
Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu Lòng quê dợn dợn vời con nước
Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?
Trả lời:
- Từ “dợn dợn” đắt giá hơn vì có hai thanh trắc đi liền nhau mà lại là thanh có âm vực thấp, gây tình trạng khó đọc, diễn tả rất đạt cảm giác nặng nề của tâm trạng. Từ “rờn rợn” hay “dờn dợn” thiên về bộc lộ cảm giác chủ quan thuần tuý, gắn với nỗi sợ hãi trước một cái gì đó vô hình, trong khi từ “dợn dợn” cho thấy được trong đó vừa hình ảnh của “con nước” đang trải rộng trước mắt, vừa nỗi sầu muộn mênh mông trước cảnh “sông dài, trời rộng”.
- Từ láy “dợn dợn” kết hợp với động từ “vời” vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng. Nó vừa diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước thời khắc hoàng hôn của cảnh trời nước mênh mông, vừa là nỗi niềm u uẩn hướng về quê hương trải vời vợi không nơi bám víu.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập 2 trang 9 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang (Lưu ý: Xem lại phần giới thiệu về bài thơ ở trong SGK Ngữ văn 11, tập một, tr. 60).
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, để thể hiện một nội dung cảm xúc và triết lí như đã có ở bài Tràng giang, trong hai thể thơ lục bát và bảy chữ, việc sử dụng thể thơ nào tỏ ra phù hợp hơn? Vì sao?
- Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về sự khác biệt giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ trong bài xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng. Hiện tượng có “quy luật” này nói lên điều gì về cấu tứ của bài thơ?