SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 9
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 2 trang 9 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 9
Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 59) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Chiều bên sông” gắn liền với bút pháp tả thực cụ thể. “Chiều trên sông” là một cụm từ thuần Việt gợi cảnh chiều tà lãng đãng trên dòng sông.
- Về sau, nhà thơ đổi thành “Tràng giang”:
+ Âm hưởng của từ Hán – Việt gợi sắc thái trang trọng, cổ điển, xa xăm; gợi liên tưởng đến dòng sông Trường Giang trong thơ Đường – một dòng sông muôn thủa, vĩnh hằng, trong tâm tưởng. → Con sông trong bài thơ là con sông vĩnh hằng của lịch sử, văn hóa, chảy trôi qua bao thế hệ, cuộc đời.
+ Cách gọi sáng tạo của nhà thơ với điệp âm “ang” đứng cạnh nhau tạo dư âm vang – xa – trầm – lắng – mênh mang. Con sông không chỉ dài mà còn rộng bát ngát, mênh mông. → Không gian mang tầm vũ trụ.
+ Dòng sông mang nghĩa khái quát nỗi niềm, tâm tư của con người VN giai đoạn trước 1945.
=> Nhan đề Tràng giang có màu sắc trừu tượng, mơ hồ, thích hợp với bài thơ chứa đựng những suy tư mang tầm khái quát. Ngoài ra, việc đổi tên bài thơ đã phản ánh quá trình tác giả hoàn thiện, nâng cấp bài thơ, biến các hình ảnh thơ cụ thể cảm tính thành những hình ảnh mang tính biểu tượng, có hàm ý sâu xa.
Trả lời:
- Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện sự chính xác trong việc quyết định sử dụng thể thơ 7 chữ thay vì ý định thơ lục bát như ban đầu. Thể thơ 7 chữ hoàn toàn phù hợp vì:
+ Thể thơ lục bát thường dung dị, trôi chảy nhẹ nhàng, phù hợp với những áng thơ gần gũi, giàu tình cảm, ít triết lý sâu xa.
+ Thể thơ 7 chữ có phần trang trọng, cổ điển, hoài cổ hơi hướng Đường thi; thể hiện những chiêm nghiệm, suy ngẫm về thế sự, cuộc đời.
=> Nhà thơ đã tìm đến thể thơ thích hợp nhất để thể hiện mạch cảm xúc trầm buồn, bâng khuâng, trăn trở, nhiều tầng triết lí sâu xa của bài thơ.
Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.
Trả lời:
- Yếu tố hình thức (ngôn từ, hình ảnh): Sử dụng từ Hán Việt trong nhan đề; sử dụng điển tích, điển cố; từ láy gợi hình, gợi tả; phép đảo để tạo điểm nhấn nhấn mạnh nỗi buồn.
- Sâu xa hơn, âm hưởng buồn bắt nguồn từ những yếu tố cảm xúc, cách nhìn nhận về thế giới, cuộc sống con người của nhà thơ “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trả lời:
- “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: mang đầy tính hiện thực, nhấn mạnh đến tận cùng sự khô xác, vô nghĩa, bé nhỏ, lạc loài, tầm thường của cành củi đã cạn kiệt sự sống. Nghệ thuật tương phản: “Củi một cành khô” (đơn độc, bé nhỏ) >< “lạc mấy dòng” (những dòng nước xiết cuộn xoáy dữ dội) => Cảm nhận về kiếp người bé nhỏ lênh đênh giữa dòng đời nhân thế.
- “ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: Hình ảnh mang tính ước lệ trong thơ cổ điển, nhưng trong “Tràng giang”, cánh chim không chịu sức nặng của bóng chiều mênh mông mà sức nặng tình cảm của nhân vật trữ tình. => Cái tôi nhỏ nhoi, cô độc giữa cuộc đời ảm đạm.
Trả lời:
Xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng, nửa đầu khổ thơ thiên về ghi nhận cảnh sắc cụ thể của thế giới xung quanh bao la, rộng lớn, nửa sau thiên về thể hiện suy tưởng của nhà thơ – nhân vật trữ tình về những quy luật phổ biến của cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người với đất trời, vũ trụ, thể hiện tâm trạng u buồn của nhà thơ.
=> Cách tổ chức từng khổ thơ phản ánh cách tổ chức chung của cả bài thơ: đi từ thế giới hữu hình với những sắc màu, âm thanh có thể thấy được, nghe được tới thế giới vô hình chứa đựng vô số bí ẩn mà người ta chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác. Tác giả đã nhấn mạnh không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, cô đơn không giới hạn của lòng người.
Trả lời:
- Từ “dợn dợn” đắt giá hơn vì có hai thanh trắc đi liền nhau mà lại là thanh có âm vực thấp, gây tình trạng khó đọc, diễn tả rất đạt cảm giác nặng nề của tâm trạng. Từ “rờn rợn” hay “dờn dợn” thiên về bộc lộ cảm giác chủ quan thuần tuý, gắn với nỗi sợ hãi trước một cái gì đó vô hình, trong khi từ “dợn dợn” cho thấy được trong đó vừa hình ảnh của “con nước” đang trải rộng trước mắt, vừa nỗi sầu muộn mênh mông trước cảnh “sông dài, trời rộng”.
- Từ láy “dợn dợn” kết hợp với động từ “vời” vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng. Nó vừa diễn tả sự rợn ngợp của nhà thơ trước thời khắc hoàng hôn của cảnh trời nước mênh mông, vừa là nỗi niềm u uẩn hướng về quê hương trải vời vợi không nơi bám víu.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác: