SBT Văn 12 Bài mở đầu - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài mở đầu sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 12.
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 8 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 9 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 10 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 11 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 12 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 13 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
Giải SBT Văn 12 Bài mở đầu - Cánh diều
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Những dòng nào nêu đúng mục tiêu của Bài Mở đầu?
a. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập với sách Ngữ văn 12
b. Nội dung và hình thức của một văn bản
c. Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 12
d. Cách sử dụng sách Ngữ văn 12
e. Những nội dung chính của sách Ngữ văn 12
g. Phương pháp học sách Ngữ văn 12
Trả lời:
Mục tiêu của bài mở đầu:
c. Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 12
d. Cách sử dụng sách Ngữ văn 12
e. Những nội dung chính của sách Ngữ văn 12
A. Học đọc, Học viết, Thực hành tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản truyện
B. Học viết, Đọc hiểu văn bản thơ, Học nói và nghe, Thực hành tiếng Việt,
C. Học đọc, Thực hành tiếng Việt, Học viết, Học nói và nghe
D. Học đọc, Học viết, Học nói và nghe, Thực hành tiếng Việt
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Học đọc, Thực hành tiếng Việt, Học viết, Học nói và nghe
A. Thơ, thơ năm chữ, thơ sáu chữ, thơ tám chữ
B. Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, thơ bảy chữ
C. Truyện thơ Nôm, thơ sáu chữ và thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát, thơ tự do, thơ bảy chữ, thơ Đường luật
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Thơ lục bát, thơ tự do, thơ bảy chữ, thơ Đường luật
A. Truyện thơ dân gian, truyện truyền thuyết, truyện cười
B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm, truyện thần thoại
C. Truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại, tiểu thuyết hiện đại
D. Truyện thơ Nôm, truyền thuyết, truyện cười, truyện thần thoại
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại, tiểu thuyết hiện đại
A. Vai trò của công nghệ thông tin, vấn đề bình đẳng giới
B. Vấn đề vi phạm giao thông và phẩm chất của người Việt
C. Vấn đề viết sai chính tả, ngữ pháp và tiếng địa phương
D. Vấn đề tầm quan trọng của pháp luật và ngôn ngữ dân tộc
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Vai trò của công nghệ thông tin, vấn đề bình đẳng giới
Trả lời:
Trả lời:
- Trong phần I, sách hướng dẫn đọc các kiểu bài học sau :
+ Đọc hiểu văn bản truyện
+ Đọc hiểu văn bản thơ
+ Đọc hiểu văn bản kí
+ Đọc hiểu văn bản hài kịch
+ Đọc hiểu văn tế
+ Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
+ Đọc hiểu văn bản nghị luận
+ Đọc hiểu văn bản thông tin
- Nội dung nêu ở mỗi bài cho biết thông tin về các thể loại và các văn bản tương ứng với thể loại sẽ được học trong bài học đó. Bên cạnh đó là những lưu ý khi đọc hiểu các văn bản.
Trả lời:
- Bài Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gồm các nội dung lớn sau :
+ Những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được cung cấp thông qua văn bản Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Đọc hiểu các tác phẩm nổi bật của Người, gồm: Tuyên ngôn Độc lập, một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí), truyện ngắn "Vi hành" và thơ viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Khi đọc cần chú ý : Ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu theo thể loại, các em cần biết vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để hiểu sâu hơn tác phẩm của Người.
Trả lời:
- Những nội dung chính của bài Tổng kết :
+ Hệ thống hoá lại những hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam, tiếng Việt cũng như phương pháp đọc, viết, nói và nghe.
+ Ngoài việc nắm được các kiến thức về tiếng Việt, các em cần biết cách vận dụng kiến thức lịch sử văn học vào việc đọc hiểu, viết, nói và nghe.
- Cần có bài Tổng kết để nhằm ôn tập lại những kiến thức đã được học, hệ thống hóa kiến thức nhằm khắc sâu hơn tri thức và vận dụng vào việc đọc, hiểu, viết, nói và nghe nhằm nâng cao các kĩ năng.
a) Xác định tên tác giả ở cột bên phải phù hợp với mỗi tác phẩm ở cột bên trái.
Nhan đề văn bản |
Tên tác giả |
Việt Bắc |
|
Đàn ghi ta của Lor-ca |
|
Bài thơ của một người yêu nước mình |
|
Thời gian |
|
Tháng Tư |
|
Tây Tiến |
|
Mưa xuân |
|
Lưu biệt khi xuất dương |
|
b) Nêu lưu ý của sách Ngữ văn 12 về yêu cầu đọc hiểu thơ.
Trả lời:
a)
Nhan đề văn bản |
Tên tác giả |
Việt Bắc |
Tố Hữu |
Đàn ghi ta của Lor-ca |
Thanh Thảo |
Bài thơ của một người yêu nước mình |
Trần Vàng Sao |
Thời gian |
Nam Cao |
Tháng Tư |
Nguyễn Linh Khiếu |
Tây Tiến |
Quang Dũng |
Mưa xuân |
Nguyễn Bính |
Lưu biệt khi xuất dương |
Phan Bội Châu |
b) Lưu ý: Chú ý cách đọc thơ trữ tình hiện đại có các yếu tố biểu trưng, tượng trưng, siêu thực,...
Thể loại |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Mẫu: Kí |
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm |
|
|
Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ |
|
|
Khúc tráng ca nhà giàn |
|
|
Quyết định khó khăn nhất |
|
|
Quan thanh tra |
Mẫu: Ni-cô-lai Gô-gôn |
|
Một lít nước mắt |
|
|
Loạn đến nơi rồi! |
|
|
Tiền tội nghiệp của tôi ơi! |
|
Trả lời:
Thể loại |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Mẫu: Kí |
Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm |
Đặng Thùy Trám |
Hài kịch |
Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ |
Sếch-pia |
Phóng sự |
Khúc tráng ca nhà giàn |
Xuân Ba |
Hồi kí |
Quyết định khó khăn nhất |
Võ Nguyên Giáp |
Hài kịch |
Quan thanh tra |
Mẫu: Ni-cô-lai Gô-gôn |
Nhật kí |
Một lít nước mắt |
Ki-tô A-ya |
Hài kịch |
Loạn đến nơi rồi! |
Xuân Trình |
Hài kịch |
Tiền tội nghiệp của tôi ơi! |
Mô-li-e |
a) Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 12 có những nội dung lớn nào?
b) Các bài tập phần tiếng Việt có những loại nào?
Trả lời:
a) Nội dung phẩn thực hành tiếng Việt:
1. Từ ngữ |
Lỗi logic, lỗi câu mơ hồ và cách sửa |
2. Ngữ pháp |
|
3. Hoạt động giao tiếp |
- Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật: cách hiểu và vận dụng. - Biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ: đặc điểm và tác dụng. - Tôn trọng và vải vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu. - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… |
4. Sự phát triển của ngôn ngữ |
Giữ gìn và phát triển tiếng Việt |
b) Các loại bài tập phần tiếng Việt:
- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt, ví dụ: viết các đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.
- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ hoặc bài tập nhận biết lỗi lô gích, câu mơ hồ,...
- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt, ví dụ: bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ nói mỉa, nghịch ngữ trong tác phẩm văn học và đời sống.
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
TÊN BÀI HỌC |
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
|
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
|
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
|
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
|
VIẾT – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
|
NÓI VÀ NGHE – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
|
TỰ ĐÁNH GIÁ |
|
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
|
Trả lời:
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
TÊN BÀI HỌC |
- Nhớ được tên bài học |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
- Đọc trước khi học để có định hướng đúng - Đọc sau khi học để tự đánh giá. |
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
- Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành. - Vận dụng trong quá trình thực hành. |
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
- Tìm hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm,... - Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang. - Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
|
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
- Làm bài tập thực hành tiếng Việt. |
VIẾT – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
- Đọc định hướng viết. - Làm các bài tập thực hành viết. |
NÓI VÀ NGHE – ĐỊNH HƯỚNG – THỰC HÀNH |
- Đọc định hướng nói và nghe. - Làm bài tập thực hành nói và nghe. |
TỰ ĐÁNH GIÁ |
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua đọc, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về một đoạn văn hoặc văn bản tương tự các văn bản đã học. |
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
- Đọc mở rộng theo gợi ý. - Thu thập tư liệu liên quan đến bài học |