Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó
Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó
Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
b) Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần vào năm ngoái.
c) Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng, tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
Trả lời:
a) Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
Lỗi lô gích thể hiện ở sự mâu thuẫn của hành động: không thể mở khoá, ngồi vào ghế rồi mới mở cửa.
Sửa lại thành: Anh ta mở cửa, ngồi vào ghế, mở khoá, khởi động xe và lên đường.
b) Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần vào năm ngoái.
Lỗi lô gích thể hiện ở sự thiếu nhất quán giữa các nội dung trong câu. Hội An là một địa danh còn năm ngoái chỉ thời gian quá khứ.
Sửa lại thành: Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần Hà Nội. Hoặc: Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần cách đây năm năm, một lần vào năm ngoái.
c) Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan... để chứng minh rằng, tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
Lỗi lô gích thể hiện ở sự thiếu nhất quán giữa các nội dung trong câu. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan chỉ tác giả văn học, còn Truyện Kiều chỉ tác phẩm văn học.
Sửa lại thành: Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan... để chứng minh rằng, tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 27 hay khác:
- Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ (Sếch-xpia) nhân vật Sai-lốc cho An-tô-ni-ô vay 3 000 đuy-ca không tính lãi với điều kiện: “Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay.”. Theo em, lời giao ước ấy mắc lỗi gì khiến Sai-lốc phải chịu thua trước lập luận sắc bén của Poóc-xi-a?
- Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Phân tích tính mơ hồ của những câu dưới đây. Hãy sửa lại để mỗi câu chỉ có một cách hiểu.
- Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhận xét về tính mơ hồ của những tiêu đề dưới đây (trích từ một số trang báo điện tử):