Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
Trả lời:
Cách quan sát và miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia như sau:
- Cách quan sát: phối hợp giữa góc nhìn gần với góc nhìn xa, tạo ra các viễn cảnh (toàn cảnh) và cận cảnh; cận cảnh và viễn cảnh luân chuyển linh hoạt, sống động.
- Cách miêu tả: vừa chấm phá (toàn cảnh: cảnh đưa đám) vừa đặc tả (cận cảnh: cảnh cất đám, cảnh hạ huyệt).
- Sự phối hợp giữa góc nhìn toàn cảnh (thể hiện được đám ma rất to, rất đông người đi đưa đám làm huyên náo cả phố phường) và góc nhìn cận cảnh (thể hiện được sự giả dối, thói rởm đời, sự trống rỗng và xuống cấp của đạo đức gia đình, xã hội); quan sát từ xa tới gần, từ bên ngoài vào bên trong (ý nghĩ, tâm trạng), từ đám đông đi đưa tang đến từng cá nhân trong gia đình có tang,... giúp tác giả phơi bày bản chất giả dối của từng con người và cả xã hội, giúp người đọc nhận ra rằng: sự giả dối, rởm đời thường được che đậy bằng vẻ nghiêm trang, chuẩn mực.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Hạnh phúc của một tang gia hay khác:
- Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
- Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Mâu thuẫn chủ yếu nào được tác giả khám phá, thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu các chi tiết cho thấy đám tang cụ cố tổ được tổ chức “theo cả lối Ta, Tàu, Tây”.
- Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
- Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
- Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?