Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
(Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
Trả lời:
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
- Tác giả có cách đặt nhan đề độc đáo: kết hợp từ ngữ trái khoáy, oái oăm, gây bất ngờ. Người đọc nhận ra đây là cách nói ngược, chứa đựng nghịch lí, vì thế có thể sẽ đặt ra những nghi vấn, ngờ vực dẫn đến ý thức, thái độ phê phán, kết án xã hội đó.
- Cách tạo tình huống trào phúng: cụ cố tổ chết, cả nhà cụ cố Hồng, từ người con trai cho đến các cháu, trong lòng ai cũng sung sướng, vui vẻ nhưng giả vờ buồn rầu để che đậy niềm hân hoan và những toan tính lợi ích riêng. Đám tang cụ cố tổ trở thành dịp may để đám con cháu phô trương địa vị, thanh thế trước bàn dân thiên hạ; khoe khoang những kiểu mốt tân thời mới được thiết kế, những phương tiện hiện đại (máy ảnh) mới sắm; là dịp để giới thượng lưu khoe khoang, nịnh bợ nhau, thoả mãn các ham muốn trần tục, những vụ toan tính làm ăn...
- Vũ Trọng Phụng có cách dùng từ ngữ biến hoá, linh hoạt; dùng nhiều từ cổ, từ mượn để miêu tả, kể chuyện, gọi tên sự vật, đặt tên người. Điều này tạo ấn tượng về một không gian đô thị hiện đại, đời sống thị dân sống động nhưng hỗn tạp, lố lăng, dị hợm.
- Tác giả có cách so sánh tạo ý vị hài hước, mỉa mai, châm biếm, Ví dụ: “Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng.”.
- Cách đặt câu linh hoạt, đa dạng, gồm nhiều câu đơn, câu đặc biệt (“Đám cứ đi...”, “Mà bối rối thật.”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”), câu phức, câu cảm thán (“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu....”),... chứa đựng trong nó những từ ngữ đối nhau, nghịch nghĩa, tạo cảm giác trái khoáy, ngược đời, bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai của tác giả.
- Sử dụng giọng điệu: giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm có mặt khắp nơi do hiệu quả của cách tác giả dùng từ ngữ, đặt câu, so sánh như trên. Ngoài ra, tác giả còn dùng nhiều tính từ như lắm, mãi, cả, thật,. trong các câu, có ý phóng đại hoặc nhấn mạnh, tạo dư vang (“Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.”, “Mà bối rối thật.”, “Thật là một đám ma to tát.”, “Thật là đủ giai thanh gái lịch...”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”, “Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm...”, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”,...).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Hạnh phúc của một tang gia hay khác:
- Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
- Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Mâu thuẫn chủ yếu nào được tác giả khám phá, thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
- Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu các chi tiết cho thấy đám tang cụ cố tổ được tổ chức “theo cả lối Ta, Tàu, Tây”.
- Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
- Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?