Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa
(Bài tập trong SGK, trang 154) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa.
Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa
Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Bài tập trong SGK, trang 154) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của HS sau đây và nêu cách sửa.
(1) Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật, bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ hoà cùng với nhịp thơ vui cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp trong bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
(2) Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.
Trả lời:
Tìm và chỉ ra lỗi diễn đạt trong hai đoạn văn sau được trích từ bài làm của học sinh và nêu cách sửa.
(1) Câu văn mắc lỗi diễn đạt lủng củng do dùng từ thiếu chuẩn xác (bằng, nhịp thơ vui, hoà cùng) và lặp (bức tranh) thiếu chủ ngữ (ai / cái gì cho thấy?)... Có thể chỉnh sửa bằng nhiều cách. Sau đây là một cách:
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một tác phẩm nghệ thuật. Bằng lối sử dụng từ ngữ tinh tế, rõ ràng, những từ gợi tả, gợi cảm, từ láy và điệp từ cùng với nhịp thơ vui nhộn,... tác giả cho ta thấy một bức tranh mùa xuân thật đẹp. Bức tranh ấy chứa đựng cả tấm lòng, tình cảm của tác giả.
(2) Chấm câu sai do dùng từ và diễn đạt. Có thể sửa lại như sau:
Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý, cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng, vì thế, ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập viết và nói - nghe trang 52 hay khác:
- Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về yêu cầu luyện viết ở Bài 4 và bài này (Bài 5)
- Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Dựa vào các đề nêu trong mục 1. Định hướng (SGK, trang 152) em hãy đề xuất một số đề văn tương tự.
- Câu 3 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phát triển ý cụ thể cho ý lớn “Tác phẩm đã để lại trong tâm hồn em án tượng sâu đậm như thế nào?” trong ý b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 153).
- Câu 5 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nội dung đề tài thuyết trình ở phần Nói và nghe của Bài 5 là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần Viết như thế nào?
- Câu 6 trang 52 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trọng tâm luyện tập ở phần Nói và nghe của Bài 5 này là gì? Để rèn luyện kĩ năng ở bài này có hiệu quả cần chú ý những gì?