Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên
(Câu hỏi 5, SGK) Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên
Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?
Trả lời:
– Đả kích là mức độ cao nhất của yêu cầu phê phán, châm biếm. Đối tượng của đả kích chỉ có thể là kẻ thù, là cái xấu, cái ác cần xoá bỏ tận cùng,
– Truyện “Vi hành” hàm chứa sức mạnh đả kích. Đối tượng đả kích là chế độ thực dân Pháp – một chế độ “bảo hộ” đầy rẫy bất công, tàn bạo. Đối tượng đả kích thứ hai là triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn đó: hèn yếu, nhu nhược, chỉ là trò hề, bù nhìn trong tay chính quyền “bảo hộ”. Cả hai đối tượng ấy cần đấu tranh, xoá bỏ,... Với truyện “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc đã lột trần bản chất của hai đối tượng, phơi bày trước công luận để châm biếm – đả kích một cách công khai, khéo léo bằng một tác phẩm nghệ thuật (hư cấu).
– Màu sắc châm biếm đả kích chủ yếu thể hiện ở các yếu tố chính sau:
+ Cốt truyện hàm ẩn: chọn được tình huống truyện độc đáo để vừa nêu được thực trạng, vừa lồng ghép ý tưởng châm biếm, đả kích một cách kín đáo mà sáng rõ.
+ Sử dụng thủ pháp phóng đại trong kể chuyện, miêu tả và thể hiện chân dung nhân vật “hoàng đế vi hành” cũng như sự tiếp đón, săn sóc tận tình của Chính phủ “bảo hộ”, phóng đại cả tình huống nhầm lẫn của người Pháp.
+ Ngôn ngữ: tác giả dùng ngôn ngữ rất linh hoạt, tạo ra giọng điệu châm biếm, mỉa mai, giễu cợt bằng cách “nói ngược” rất sâu đậm trong hầu như toàn bộ truyện. Ví dụ: “Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?” hoặc câu cuối truyện: “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế.”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Vi hành hay khác:
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện “Vi hành”.
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 5 – 7 dòng) nội dung truyện “Vi hành”.
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp.
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Nhận xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế”.
- Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện?
- Câu 7 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra nội dung và đối tượng châm biếm trong câu văn sau: “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thổ trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phải tuỳ tùng đi hộ giá tuốt”.