Vì sao bà giúp việc Ma-gơ-loa và cô em gái Báp-ti-xtin không nói gì khi Giám mục My-ri-en trao đổi
Vì sao bà giúp việc Ma-gơ-loa và cô em gái Báp-ti-xtin không nói gì khi Giám mục My-ri-en trao đổi chân đèn cho Giăng Van-giăng? So sánh với phản ứng trước đó của bà Ma-gơ-loa về việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc, hãy bổ sung cho câu trả lời của bạn ở câu 1.
Vì sao bà giúp việc Ma-gơ-loa và cô em gái Báp-ti-xtin không nói gì khi Giám mục My-ri-en trao đổi
Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vì sao bà giúp việc Ma-gơ-loa và cô em gái Báp-ti-xtin không nói gì khi Giám mục My-ri-en trao đổi chân đèn cho Giăng Van-giăng? So sánh với phản ứng trước đó của bà Ma-gơ-loa về việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc, hãy bổ sung cho câu trả lời của bạn ở câu 1.
Trả lời:
Bà Ma-gơ-loa và cô Báp-tix-tin không nói gì dù biết rõ sự thật, bởi vì một là, họ tin tưởng hoàn toàn vào Giám mục My-ri-en, vào những việc ông làm; và hai là sâu trong thâm tâm, họ hiểu và đồng tình với mục đích của giám mục khi ông cứu chuộc cả thân xác Giăng Van-giăng trước ngục tù và cứu chuộc linh hồn anh trước tội lỗi.
So sánh với phản ứng trước đó của bà Ma-gơ-loa ở câu 1, có thể bổ sung ý:
- Bà Ma-gơ-loa dù giận dữ mắng Giăng Van-giăng và lo sợ anh ta ngoài trộm cắp còn có thể giết người (Phúc đức làm sao nó lại chỉ mới có lấy của mà thôi!) nhưng sâu trong thâm tâm, bà vẫn sẵn lòng tha thứ và tin tưởng rằng bản chất lương thiện của anh cuối cùng có thể trở lại.
- Bà Ma-gơ-loa dù lo lắng cho giám mục không có bộ đồ bạc để dùng, nhưng bà không đòi lại, vì biết bộ đồ bạc ấy sẽ mang đến cho Giăng Van-giăng không chỉ là vài trăm phơ-răng mà cả một cuộc đời mới.
Vì vậy, ở bà Ma-gơ-loa không chỉ có cảm xúc bộc phát, sự nhiều lời, sự lo lắng thái quá mà ta thường hay thấy ở những phụ nữ nội trợ như bà, mà còn có sự khoan dung, thông tuệ và nhân hậu cao cả như bản thân Giám mục My-ri-en.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7 Đọc trang 17, 18, 23 hay khác:
- Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đầu không phải là điểm khác nhau giữa tiểu thuyết và truyện ngắn?
- Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Thời đại nào trong lịch sử Việt Nam được tính là thời hiện đại? (có thể chọn nhiều đáp án)
- Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Ngôn ngữ của nhân vật tiểu thuyết thể hiện:
- Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trình bày những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Có thể sử dụng bảng sau:
- Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm đọc một tiểu thuyết và chọn ra một đoạn ngắn, chỉ ra đâu là ngôn ngữ của người kể chuyện, đầu là ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn đó. Ngôn ngữ của nhân vật cho bạn biết điều gì về tính cách nhân vật?
- Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: So sánh phản ứng của bà giúp việc Ma-gơ-loa và Đức giám mục My-ri-en đối với việc bị mất bộ đồ ăn bằng bạc. Phản ứng đó cho thấy điều gì về tính cách của họ?
- Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Liệt kê những chi tiết, hình ảnh thể hiện thái độ của giám mục khi nhóm cảnh sát áp giải Giăng Van-giăng đến gặp ông và sau khi họ rời đi. Thái độ và cách ứng xử ấy thể hiện tính cách và quan niệm sống của giám mục như thế nào?
- Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bạn nhận định như thế nào về diễn biến tâm lí của Giăng Van-giăng khi được dẫn đến trước giám mục và khi được nhận đôi chân đèn bằng bạc? Chi tiết nào thể hiện chuỗi diễn biến tâm lí đó? Vì sao anh “không nhớ mình có hứa với giám mục điều gì hay không”?
- Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc kĩ phần tóm tắt tiểu thuyết. Theo bạn, hành động của Giám mục My-ri-en trong đoạn trích này đã ảnh hưởng như thế nào đến phần đời còn lại của Giăng Van-giăng? Thử phân tích ý nghĩa của hình ảnh đôi chân đèn này trong đoạn kết của tiểu thuyết.
- Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích thông điệp của văn bản qua hình ảnh Giám mục My-ri-en và đôi chân đèn bằng bạc.