Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1


Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì? Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.

Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1

Câu 4 trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo của văn bản là gì? Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo trong văn bản.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng vạch trần sự thật qua đó phê phán, tố cáo chế độ bắt lính tàn bạo, vô nhân đạo; thái độ lật lọng, trơ tráo của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ; đồng thời thể hiện niềm xót xa đối với những bất hạnh, thương đau mà người dân các nước thuộc địa phải gánh chịu trong chiến tranh phi nghĩa.

- Phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm:

Chủ đề [1]

Thông điệp [2]

Tư tưởng [3]

Cảm hứng chủ đạo [4]

Chủ đề: Tố cáo chính sách tàn bạo của thực dân Pháp trong việc bắt người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của nước Pháp.

Chế độ thực dân là độc ác và lừa bịp. Cần lên án, vạch trần, lật đổ chế độ này.

Tư tưởng nhân đạo, đấu tranh cách mạng chống lại chế độ thực dân Pháp dựa trên lợi ích, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân bản xứ và các dân tộc thuộc địa.

Cảm hứng vạch trần sự thật, qua đó phê phán, tố cáo chế độ bắt lính tàn bo, vô nhân đạo; thái độ lật lọng, trơ tráo của thực dân Pháp đối với người dân bản xứ; đồng thời thể hiện niềm xót xa đối với những bất hạnh, thương đau mà người dân các nước thuộc địa phải gánh chịu trong chiến tranh phi nghĩa.

1) Văn bản Thuế máu thuộc thể loại phóng sự, nghĩa là một văn bản tự sự phí hư cấu được thực hiện dựa trên cảm hứng vạch trần sự thật, vạch trần bản chất bị che dấu và cảm hứng phê phán, tố cáo chính sách thuế khoá, sưu sai, tạp dịch tàn bạo của thực dân Pháp, đặc biệt là “thuế máu”. Từ cảm hứng phê phán mãnh liệt mà chủ đề tố cáo chính sách tàn bạo của thực dân Pháp trong việc bắt người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của nước Pháp được thể hiện rõ. Mặt khác, cảm hứng phê phán của một bản án phải dựa trên sự triển khai chủ đề, tức là dựa trên các số liệu, kết quả điều tra và các bằng chứng mô tả không thể chối cãi.

2) Từ cảm hứng chủ đạo là vạch trần sự thật, phê phán, tố cáo, tác giả khơi sâu chủ đề thông qua việc miêu tả hàng loạt hành động tàn độc, tráo trở của thực dân Pháp:

+ Hành động tàn độc: Đẩy người dân bản địa vùi thây nơi đáy biển, bỏ xác tại những miền hoang vu, một số khác bị tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc bãi lầy Săm-pa-nhơ,... Kết cục là: “... Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương, đất nước mình nữa!”.

+ Thái độ tráo trở: Trước chiến tranh, các quan cầm quyền không ngớt lời ca ngợi, hứa hẹn với người dân bản xứ. Khi chiến tranh kết thúc, người dân đi lính trở về bị lột sạch của cải, bị đánh đập vô cớ, bị đối xử như súc vật và được “... Chào đón nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”.

3) Cảm hứng phê phán, tố cáo gắn liền với tư tưởng nhân đạo, đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân bản xứ.

4) Sức mạnh của cảm hứng vạch trần sự thật và cảm hứng phê phán, tố cáo (nêu trong cột [4]) cũng như độ sâu sắc của chủ đề, thông điệp của tác phẩm (nếu trong cột [1], cột [2]) phải dựa trên một nền tảng tư tưởng nhân đạo, tiến bộ. Tư tưởng ấy, như đã nêu trong cột [3], là tư tưởng nhân đạo, đấu tranh cách mạng chống lại chế độ thực dân Pháp, dựa trên lợi ích, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân bản xứ và các dân tộc thuộc địa.

5) Phân tích trên đây cho thấy văn bản Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp của tác giả Nguyễn Ái Quốc) là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất; không chỉ thống nhất cao độ giữa hình thức nghệ thuật (nhất là hình thức thể loại phóng sự) với nội dung mà còn có sự phủ hợp, thống nhất cao giữa các yếu tổ nội dung: sự phù hợp giữa chủ đề, thông điệp, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, của tác phẩm.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4 Đọc trang 72, 77, 78 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: