Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc
Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc (kết cấu, cách sử dụng số liệu, từ ngữ, giọng văn, thủ pháp trào phúng, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc
Câu 5 trang 78 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật viết phóng sự của Nguyễn Ái Quốc (kết cấu, cách sử dụng số liệu, từ ngữ, giọng văn, thủ pháp trào phúng, các biện pháp tu từ,...) trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
Trả lời:
- Số liệu cụ thể, dẫn chứng tiêu biểu của thiên phóng sự đã mang đến sức mạnh tố cáo về hành động dã man của những kẻ đi khai hoá. Tính xác thực của số liệu đã thức tỉnh và kêu gọi được sự đồng tình của nhân loại tiến bộ đứng về phía những người dân bản xứ đấu tranh cho độc lập, tự do. Trước những số liệu xác thực, thực dân Pháp không thể làm ngơ, không thể chối cãi.
- Bằng những thủ pháp trào phúng (từ ngữ giễu nhại: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”); giọng điệu mỉa mai, đả kích: “ấy thế mà”, “đùng một cái”,...; khai thác những hình ảnh, chi tiết tương phản, đối lập để tạo nên những bất ngờ, gây cười,...), tác giả đã hạ uy thế giả tạo của chính quyền thực dân, cay đắng cho số phận của người dân thuộc địa. Lối nói hài hước mà đả kích sâu cay đã bóc trần chính sách lính “tình nguyện” ở xứ Đông Dương là ép buộc, bắt bớ, đẩy người dân vô tội đến cái chết bi thảm. Bản chất của chính quyền thực dân là giả nhân giả nghĩa, lật lọng trắng trợn.
- Các biện pháp tu từ (liệt kê, phép đối, chơi chữ, câu hỏi tu từ,...) được tác giả sử dụng rất hiệu quả.
+ Phép đối: “cuộc chiến tranh vui tươi”, “quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, “quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé”,...
+ Liệt kê: “Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng; một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ”...
+ Chơi chữ: “vật liệu biết nói”, “thịt đen, thịt vàng”...
+ Câu hỏi tu từ: xuất hiện ở đoạn 2 và 3, tạo thành các đoạn văn chất vấn dồn dập, xoáy sâu vào lòng người đọc những vấn đề nhức nhối.
Nghệ thuật viết phóng sự trong Thuế máu phù hợp với nội dung, góp phần đưa Thuế máu trở thành “bản án” đanh thép đối với chế độ thực dân Pháp.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4 Đọc trang 72, 77, 78 hay khác: