SBT Ngữ văn 12 Bài 1 Đọc trang 5, 6, 7, 8 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1 Đọc trang 5, 6, 7, 8 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
- Câu 8 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 1 Đọc trang 5, 6, 7, 8 - Chân trời sáng tạo
A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa
Tìm phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phong cách được tạo thành từ:
A. các phương tiện hình thức đặc thù; quan niệm đời sống riêng của tác giả; trường phái, thời đại hay dân tộc
B. quan niệm đời sống riêng của tác giả, hệ thống ngôn ngữ đặc trưng, văn hoá riêng của từng quốc gia
C. các phương tiện hình thức đặc thù; thế giới quan của tác giả; hệ thống tác giả trong các giai đoạn cụ thể
D. quan niệm đời sống riêng của tác giả; thời đại mà tác giả đang sống; thể loại mà tác giả chọn lựa để viết
Trả lời:
Chọn đáp án: A. các phương tiện hình thức đặc thù; quan niệm đời sống riêng của tác giả; trường phái, thời đại hay dân tộc
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ở Trung Quốc và Việt Nam, phong cách cổ điển thường gắn với:
A. quan niệm thiên nhân hợp nhất
B. hệ thống ngôn ngữ giàu tính ước lệ, giàu điển tích, điển cố
C. một số thể thơ nhất định
D. ý A và B
Đ. ý A và C
Trả lời:
Chọn đáp án: D. ý A và B
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phong cách lãng mạn xuất phát từ:
A. quan điểm coi nghệ thuật là tiếng nói của con người cá nhân và đời sống cảm xúc
B. sự phóng túng, tự do trong đời sống cá nhân của tác giả
C. tình yêu đôi lứa và những cung bậc cảm xúc trong tình yêu
D. quan niệm coi cái đẹp là trên hết, tôn sùng cái đẹp với những đỉnh cao khó vượt qua trong quá khứ
Trả lời:
Chọn đáp án: A. quan điểm coi nghệ thuật là tiếng nói của con người cá nhân và đời sống cảm xúc
Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (làm vào vở):
Việt Nam, phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn vào khoảng những năm …... với phong trào ….... và tiểu thuyết .......
Trả lời:
Ở Việt Nam, phong cách lãng mạn phát triển thành một trào lưu lớn vào khoảng những năm 1932 – 1935với phong tràoThơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay gồm …... và ......
Trả lời:
Lịch sử/ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến nay gồm văn học trung đại (viết bằng chữ Hán, chữ Nôm) và văn học hiện đại (viết bằng chữ Quốc ngữ).
Trả lời:
Một số tác phẩm của văn học Việt Nam được sáng tác theo phong cách cổ điển: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo, Cung oán ngâm khúc, Bích Câu kì ngộ,...
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu
Đọc văn bản 1, văn bản 2 và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Văn bản 1
ĐÂY MÙA THU TỚI
Xuân Diệu
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng. [1]
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luôn trong gió…
Đã vắng, người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia li, [2]
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì. [3]
(In trong Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học Hà Nội, 1988, tr. 109)
[1] Tưởng tượng
Bạn hình dung như thế nào về bức tranh thu trong dòng thơ này?
[2] Suy luận
Bức tranh tả mùa thu vào thời điểm nào trong ngày?
[3] Suy luận
Bạn hiểu như thế nào về tâm trạng của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai dòng cuối bài thơ?
Văn bản 2
THU VỊNH
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trống như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. [1]
(In trong Nguyễn Khuyến – tác phẩm chọn lọc,
Lại Văn Hùng giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2009, tr. 48 – 49)
[1] Suy luận
Vì sao tác giả lại viết “thẹn với ông Đào”?
Trả lời:
Khổ thơ đầu tiên đã vẽ lên một bức tranh thu đẹp, thơ mộng mà thấm đượm nỗi buồn mơ hồ. Chất thơ trong khổ thơ thứ hai là sự lay động xôn xao từ cảnh vật, từ hoa lá, hơi may thấm vào hồn thi sĩ. Điều này tạo nên một bức tranh mùa thu đầy ý nghĩa và cảm xúc, mang phong vị riêng rất Xuân Diệu.
Trả lời:
Bài thơ Đây mùa thu tới miêu tả một cảnh thu đẹp, có sức gợi cảm nhưng lại man mác buồn, gắn với sự chia lìa, li tán. Đó là bởi Xuân Diệu đặc biệt nhạy cảm với sự rụng rơi, rời bỏ và ông ý thức mạnh mẽ về bước đi của thời gian. Nỗi buồn của Xuân Diệu cũng là nỗi buồn thời đại, nỗi buồn của riêng Thơ mới. Vì vậy, có thể nói bài thơ mang vẻ đẹp độc đáo của một “điệu hồn Thơ mới” trước những đổi thay của tạo vật.
Trả lời:
Bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến tuân theo các đặc điểm cơ bản của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường. Về bố cục, bài thơ có 8 cấu, mỗi câu có 7 chữ, gồm bốn phần: Đề – thực – luận – kết.
Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng. Phân tích luật, niềm, vấn, nhịp, đối của bài thơ:
– Luật: Luật bằng vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh bằng (thu).
– Niềm: Câu 1 niềm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, cầu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7.
Vần: Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (ao) và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hiu – vào – nào – Đào).
– Nhịp: Chủ yếu ngắt nhịp 4/3, đôi khi ngắt nhịp 2/2/3. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú luật Đường, tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
– Đối: Hai câu thực và luận cũng tuân thủ việc đối khá chặt chẽ... Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
Có thể nói, Thu vịnh được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường với niêm luật khá chặt chẽ. Tuy nhiên, ta cũng thấy được sự cách tân qua việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (chữ Nôm) với những hình ảnh dân dã, bình dị giúp mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ.
Trả lời:
Chủ thể trữ tình của cả bài Thu vịnh và bài Đây mùa thu tới đều là chủ thể ẩn, không có từ nhân xưng rõ ràng cũng không phải là hoá thân vào nhân vật nào.
Trả lời:
- Tương đồng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm, cảm xúc buồn của chủ thể trữ tình trước bức tranh mùa thu.
- Khác biệt: Tình thu thể hiện qua bài Thu vịnh là tình yêu thiên nhiên của một người mang nặng nỗi ưu thời mẫn thế nên buồn man mác. Còn Đây mùa thu tới lại thể hiện nỗi buồn của một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm với thiên nhiên, yêu cuộc sống nên trân quý thời gian, sợ mọi thứ trôi chảy nhanh qua mất.
Trả lời:
Qua phần chú thích giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến, chúng ta có thể thấy bài thơ Thu vịnh ra đời vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX thuộc thời kì văn học trung đại trong lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy, việc bài thơ chịu ảnh hưởng của thi pháp văn học trung đại mà cụ thể là thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường là điều dễ hiểu. Điều này cũng sẽ tác động quyết định đến phong cách sáng tác của bài thơ.
Trả lời:
- Thu vịnh: Phong cách sáng tác cổ điển. Biểu hiện của phong cách này thể hiện qua việc tuân thủ khá chặt chẽ các đặc điểm cơ bản của thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường, về tính chất khuôn mẫu, công thức trong việc miêu tả mùa thu (bầu trời, mặt nước, màu sắc,...).
- Đây mùa thu tới: Phong cách sáng tác lãng mạn. Biểu hiện của phong cách này thể hiện qua việc đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, phá vỡ các quy phạm nhằm giải phóng con người cá nhân, bộc lộ sự nhạy cảm rất riêng với sự rụng rơi, rời bỏ và ý thức mạnh mẽ về bước đi của thời gian, thể hiện vẻ đẹp độc đáo của một “điệu hồn Thơ mới” trước những đổi thay của tạo vật.
Trả lời:
Phong cách sáng tác có ảnh hưởng lớn đến cách thể hiện chủ đề, tư tưởng của mỗi bài thơ trên. Phong cách cổ điển để cao tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng (như đạo lí, lí tưởng sống,...) nên Thu vịnh cũng không ngoại lệ. Tình thu thể hiện qua bài thơ là tình yêu thiên nhiên của một người mang nặng nỗi ưu thời mẫn thế. Còn phong cách lãng mạn đề cao cảm xúc và trí tưởng tượng của con người, giải phóng con người cá nhân, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất. Vì vậy, Đây mùa thu tới thể hiện tình yêu cuộc sống, thái độ trận quý thời gian của một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm với thiên nhiên.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Những sắc điệu thi ca (Thơ cổ điển và lãng mạn) hay khác: