SBT Ngữ văn 12 Bài 8 Viết trang 46 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Viết trang 46 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài 8 Viết trang 46 - Chân trời sáng tạo
Trả lời:
- Khái niệm: Bài phát biểu trong lễ Phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội là kiểu bài viết ra để đọc trong lễ phát động một phong trào hoặc hoạt động xã hội nhằm mục đích thuyết phục, kêu gọi mọi người tích cực tham gia góp phần lan tỏa ý nghĩa, thông điệp tích cực.
- Yêu cầu:
+ Nêu được các luận điểm, lý lẽ, bằng chứng xác đáng, phù hợp, phong phú để thuyết phục mọi người tham gia phong trào/ hoạt động xã hội. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cấu trúc chặt chẽ.
+ Nêu được lời kêu gọi hành động với những giải pháp cụ thể, khả thi, thuyết phục
+ Lồng ghép và sử dụng hợp lý yếu tố thuyết minh và yếu tố biểu cảm
+ Ngôn ngữ trang trọng, lịch sự; giọng điệu chân thành, nhã nhặn
- Bố cục: 3 phần
+ Mở đầu: Giới thiệu phong trào hoặc hoạt động xã hội cần phát động, hoàn cảnh bài đọc phát biểu, lời chào và lời chúc sức khỏe đến người nghe.
+ Nội dung chính: Giới thiệu ngắn gọn nguồn gốc và lịch sử hình thành của phong trào/ hoạt động xã hội ;nêu các luận điểm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào/ hoạt động xã hội; đưa ra lời kêu gọi tích cực tham gia và khích lệ tin tưởng phong trào/ hoạt động xã hội sẽ thành công tốt đẹp
+ Kết thúc: Chào tạm biệt và cảm ơn.
Trả lời:
- Người được mời phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội có thể là tấm gương tiêu biểu, đại diện ban tổ chức, đại diện cộng đồng thụ hưởng lợi ích từ phong trào/ hoạt động xã hội đó, do vậy, người phát biểu không đại diện cho tiếng nói của cá nhân mình mà còn đại diện cho một tập thể, một cộng đồng. Do đó, người viết cần lưu ý điều này để đảm bảo tính nghiêm túc, trang trọng trong nội dung, hình thức trình bày và ngôn ngữ của bài viết.
- Mặc dù được soạn thảo trước (dưới dạng viết), bài phát biểu chủ yếu là để đọc trong buổi lễ, trước mọi người. Vì vậy, tính chất đối thoại của kiểu bài này là rất cao, người viết cần hình dung đến đối tượng người nghe để lựa chọn cách viết phù hợp. Tính chất đối thoại thể hiện trong bài viết thông qua lời chào, những kiểu câu có tính chất đối thoại, cách lựa chọn từ ngữ hướng đến đặc điểm tâm lí của người nghe.
Trả lời:
Học sinh sử dụng Bảng kiểm kỉ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội, kiểm tra từng tiêu chí trong bài viết, đánh giá đạt/ chưa đạt và rút ra kinh nghiệm viết cho bản thân.
Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Thực hiện đề bài sau:
Tình huống: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn phát động phong trào quyên góp 300 đầu sách thiếu nhi để xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.
Nhiệm vụ: Là chủ nhiệm của câu lạc bộ, bạn hãy viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào trên.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Đề tài: Ý nghĩa, vai trò của phong trào quyên góp sách, lời kêu gọi mọi người tích cực tham gia phong trào.
- Mục đích: Lan toả ý nghĩa của hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia phong trào để đạt được mục tiêu 300 đầu sách thiếu nhi giúp xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.
- Người nghe: Chủ yếu là học sinh, thầy có, công nhân viên chức nhà trường, các nhà hảo tâm trong xã hội,...
- Thu thập tư liệu: Tư liệu về ý nghĩa, vai trò của việc lan toả văn hoá đọc; tư liệu về mái ấm tình thương mà phong trào giúp đỡ; tư liệu về việc xây dựng thư viện cho trẻ em...
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Học sinh tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Phong trào quyên góp 300 đầu sách xây dựng thư viện cho mái ấm tính thương đã ra đời như thế nào? Ai là người khởi xướng! Lịch sử hoạt động của phong trào ra sao? Ý nghĩa của phong trào là gi?
- Vì sao mọi người nên tham gia phong trào này? (ích lợi đối với trẻ em ở mái ấm, ích lợi đối với người tham gia quyên góp,...)
- Mọi người sẽ tham gia quyên góp bằng cách nào?
Từ các ý tìm được, học sinh chọn lọc, sắp xếp để tạo thành dàn ý hoàn chỉnh.
Bước 3: Viết bài
Trước khi viết bài, học sinh xem Bảng kiểm kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội để nắm được các yêu cầu đối với kiểu bài. Khi viết, căn cứ vào dàn ý đã lập, chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ của bài phát biểu. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Học sinh có thể trao đổi bài viết với bạn để xem lại, chỉnh sửa dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội. Ghi lại những kinh nghiệm bản thân rút ra được sau khi viết bài phát biểu.
* Bài mẫu tham khảo:
Quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến!
Xã hội ta hiện nay còn nhiều gia đình ở diện nghèo, nên việc học tập văn hóa của thế hệ trẻ cũng gặp nhiều điều khó khăn, thử thách. Khắp nơi, các tổ chức thiện nguyện thường ra tay hỗ trợ cho các em học sinh nghèo, hiếu học, có đạo đức được đến trường. Thiết nghĩ, mỗi chúng ta cũng cần có một chút trách nhiệm với thế hệ trẻ, với non sông và đất nước.
Vâng, người nhỏ làm việc nhỏ! Chúng tôi nhận thấy, hằng năm học sinh tốn một khoản tiền không nhỏ để mua sách giáo khoa, cùng với các dụng cụ học tập. Số tiền này cùng với các phụ phí đầu năm học không phải là điều dễ dàng với nhiều gia đình. Mặt khác, trước đây các gia đình đông con thường để dành sách giáo khoa của anh chị lại các năm sau cho em mình học. Nhưng hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình cải cách, nhằm đưa đất nước thoát nghèo, tiến bộ hơn, nên sách giáo khoa cũng thường được cập nhật, sửa đổi khá nhanh. Do vậy, sách giáo khoa gần như khó tận dụng lại sau vài năm để dành như trước. Kết quả là sau mỗi năm học, sách giáo khoa của các em được khuyến mãi "cân ký" cho ve chai với giá rất rẻ, dù còn khá mới. Đó cũng là một sự phí phạm và góp phần làm đất nước ta chậm thoát nghèo hơn, xã hội ta chậm tiến bộ hơn.
Vì vậy, với vai trò là chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học của trường, tôi xin được làm trung gian để vận động quyên góp, kêu gọi mọi người tham gia phong trào và chuyển những bộ sách giáo khoa, dụng cụ học sinh đã qua sử dụng, đến tay những em học sinh đang cần với mục tiêu 300 đầu sách thiếu nhi giúp xây dựng thư viện cho một mái ấm tình thương.
Cũng nhân dịp này, như thường lệ hàng năm, vào khoảng thời gian này trường chúng ta lại tổ chức Ngày hội đọc sách. Năm nay, thời gian dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2025.
Chắc chắn trong ngày hội đọc sách, tất cả các em sẽ có cơ hội được đọc rất nhiều những cuốn sách, cuốn truyện hay, bổ ích và lý thú, giúp các em tăng thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau.
Để các em có được thật nhiều cuốn truyện hay để đọc trong ngày hội đọc sách và sau ngày hội đọc sách, tôi xin phát động tới toàn thể các thầy, cô giáo và các bạn phong trào ủng hộ sách như sau:
* Mục đích: tận dụng sách giáo khoa đã qua sử dụng và dụng cụ học tập nhằm tránh lãng phí cho xã hội, và hỗ trợ các gia đình tương đối khó khăn khi chuẩn bị cho các em học sinh đến trường đầu năm học tới.
* Đối tượng quyên góp: sách giáo khoa, sách tham khảo các lớp 1- 5; dụng cụ học sinh đi kèm các lớp (tình trạng còn dùng học lại được);báo; truyện thiếu nhi (chỉ nhận truyện dành cho tuổi thiếu nhi, truyện giáo dục, không nhận truyện có nội dung bạo lực, tình cảm).
* Đối tượng được thụ hưởng: Tất cả các thầy cô giáo và các bạn học sinh trong trường.
* Thời gian quyên góp: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 09/4/2025
* Thành phần tham gia quyên góp và nội dung quyên góp cụ thể là:
- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường đều tham gia ủng hộ. Phụ huynh học sinh tham gia ủng hộ tùy tâm.
- Số lượng sách, báo, truyện mang ủng hộ không hạn chế, tối thiểu là 2 quyển/ người.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ truyện tại Thư viện. Cán bộ Thư viện lập danh sách và theo dõi việc thực hiện.
- Học sinh ủng hộ sách tại lớp học. Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách và theo dõi việc thực hiện.
- Sách, báo, truyện mang ủng hộ phải còn sử dụng được, không bị rách, bẩn, nhàu nát.
- Sách, báo, truyện có nội dung tốt, phù hợp lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Kết thúc đợt phát động ủng hộ, Thư viện sẽ tổng hợp và công bố số lượng sách, báo, truyện thiếu nhi đã thu nhận được và danh sách những cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực tham gia ủng hộ thông qua Ngày hội đọc sách.
Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể các bậc phụ huynh học sinh, các thầy, cô giáo và các bạn học sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Chủ nhiệm Câu lạc bộ
Mai Lan Hương
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận) hay khác: