SBT Ngữ văn 12 Bài tập 4 trang 10 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 4 trang 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 4 trang 10 - Kết nối tri thức
Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ văn 12 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Từ năm 1967 trở đi, Mỹ tăng cường ném bom dữ dội nhằm ngăn việc vận chuyển hàng cho mặt trận. Từ Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra, những chiếc xe vận tải mình đầy thương tích được gom lại dưới những rặng cây, những con đường lớn của Hà Nội. Ngay trước Bảo tàng Cách mạng, dọc theo đường Cổ Tân, tôi đã chuyện trò với những anh lái xe đang bận rộn sửa chữa những chiếc xe méo mó, mất kính, mất cửa, hỏng máy, nằm chỏng trợ như những bầy voi sắt đang oằn mình dưới vô vàn thương tích. Gần công viên Thống Nhất cũng lại là những bầy voi trận bằng sắt bị đánh gục. Trở về đường Khâm Thiên, lại hàng chục chiếc xe nữa đang được tháo ra từng mảnh. Thủ đô đã trở thành một công binh xưởng khổng lồ.
Tôi chạy lên gặp Ban Giám đốc, Ban Truyền hình (thời đó mới chỉ có Ban Truyền hình): “Cấp cho tôi vài trăm mét phim 16 li để ghi lại hình ảnh độc nhất vô nhị này của chúng ta. Sau này khi kiến thiết lại, đây sẽ là những tư liệu vô giá”. Câu trả lời là một cái lắc đầu: “Chúng ta còn nghèo lắm. Phim để dành cho những trận chiến đấu còn không đủ”. Đành thôi và tiếc đến tận bây giờ.
Hầu như đêm nào cũng có còi báo động. Khách nước ngoài là những đoàn làm phim thường trú, những đoàn mới đến, những nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh, tất cả đều tập trung tại khách sạn Thống Nhất. Tôi được phân công trực chiến tại khách sạn này.
Một đêm, Mỹ thả bom nhà máy điện Yên Phụ. Tính theo đường chim bay, có lẽ chỉ cách khách sạn Thống Nhất chừng vài cây số. Các anh chị em phục vụ khách sạn trở thành những chiến sĩ tự vệ, vai đeo súng, tay dắt những khách lớn tuổi xuống một hầm trú ẩn nằm phía sau khách sạn. Tôi xách theo một túi cấp cứu, nhảy vào.
Hơi bom rung chuyển căn hầm. Vài tiếng hét, tiếng khóc hoảng loạn. Ngồi sát bên tôi là một ca sĩ Mỹ, chị Gioan Bai-ớt (Joan Baez). Cùng một nghệ sĩ đàn ghi ta, chị sang Việt Nam, đã đến các trại tù binh Mỹ và đã hát cho họ nghe. Tôi cầm lấy tay chị, bàn tay lạnh ngắt, run rẩy. Tôi ghé tai chị: “Chúng tôi có câu: Bom rơi xuống chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết, nên chỉ có cách là phải bình tĩnh thôi. Hay là chị hát lên. Tôi tin chắc chắn rằng tiếng hát sẽ làm cho chị bớt căng thẳng”. Nghệ sĩ chơi ghi ta trong đoàn của Gioan Bai-ớt nhẹ nhàng bấm lên vài nốt nhạc, Gioan Bai-ớt lúc đầu hát khe khẽ rồi dần dần tiếng hát chị vút lên dưới hầm trú ẩn. Tiếng khóc trong hầm ngừng bặt, có tiếng người vỗ tay theo. Tay của Gioan Bai-ớt ấm dần.
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khi chia tay, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau. điện ngầm, thấy một áp phích to: “Nữ danh ca Gioan Bai-ớt sẽ biểu diễn tại nhà hát Năm 1991, tức là mười chín năm sau, lúc này tôi đang ở Pa-ri (Paris). Xuống tàu Chăm I-li-giê (Champs Elysées)” Tôi vui quá, đến địa chỉ khách sạn của Gioan Bai-ớt và để lại mấy chữ: “Tôi là Phượng, đã gặp Gioan trong một đêm bom đạn tại khách sạn Me-trô-pôn (Metropole) Hà Nội năm 1972. Rất mong được gặp”.
Không hi vọng gì lắm nhưng cũng viết cầu may.
Chiều hôm đó, một bức thư đặc biệt đã đến khách sạn tôi ở: “Vô cùng vui mừng đón bạn tối mai tại nhà hát” kèm theo là hai giấy mời.
Tối hôm sau, tôi mời một bạn Pháp cùng đi. Nhà hát không còn một chỗ trống, Khoảng tám giờ màn mở, Gioan Bai-ớt trong một chiếc áo dài màu xám dát bạc, duyên dáng ra chào khán giả. Chị nói bằng tiếng Pháp: “Đêm nay là một đêm đặc biệt đối với tôi. Tôi quen một người bạn đã từng có những giờ phút sống trong đạn bom với nhau. Tôi vô cùng xúc động và muốn giới thiệu người bạn ấy với các bạn. Đặc biệt người ấy đã giúp tôi hiểu thêm giá trị sâu sắc về sức mạnh của những bài ca. Mong bác sĩ Phượng đứng lên”.
Tôi mới từ Việt Nam qua, bộ quần áo “diện nhất” từ Hà Nội mang theo chỉ là một bộ quần dài, áo vét đen sọc trắng và chiếc sơ mi trắng cổ bẻ. Tôi đứng lên. Cả nhà hát vang lên tiếng vỗ tay. Gioan Bai-ớt nói thêm: “Cho phép tôi hát tặng bạn Phượng một bài”. Tôi không biết bài hát tên là gì nhưng là một bài hát phản chiến, bạn tôi nói thế. Sau buổi biểu diễn Gioan Bai-ớt chạy đến tìm tôi. Hai chúng tôi ôm nhau giữa Pa-ri. Tấm ảnh ấy vẫn còn, vẫn là một kỉ niệm quá đẹp.
(Xuân Phượng, Sống dưới bom, in trong Gánh gánh... gồng gồng...
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 279 – 281)
Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Hoàn cảnh lịch sử nào được phản ánh trong đoạn trích?
Trả lời:
Các mốc thời gian được nhắc tới trong đoạn trích là “năm 1967”, “năm 1972” và “năm 1991”, các sự việc được kể đều có liên quan đến bối cảnh của Hà Nội trong những ngày tháng ác liệt khi đế quốc Mỹ đem bom bắn phá miền Bắc.
Trả lời:
Trong hồi kí, tính phi hư cấu chi phối việc nhà văn làm sống lại những kí ức chân thật về một đoạn đời của mình hoặc của lịch sử đất nước, dân tộc. Cần đọc lại văn bản, tìm những sự việc, chi tiết tái hiện bối cảnh lịch sử, các nhân vật có thật, câu chuyện được kể lại, mốc thời gian,... và nhận xét về tính chân thực của những chi tiết, sự việc đó.
Điểm đáng chú ý trong việc tái hiện hiện thực là khi nói về những tháng ngày chiến tranh diễn ra ác liệt ở miền Bắc và Thủ đô Hà Nội, tác giả cho người đọc thấy một khía cạnh thật đặc biệt: Tiếng hát của người nghệ sĩ nổi tiếng trong căn hầm trú ẩn, trong tiếng bom rền và cuộc gặp mặt tại nhà hát Chăm I-li-giê mười chín năm sau. Qua đó, tác giả đã cho người đọc “hiểu thêm giá trị sâu sắc về sức mạnh của những bài ca”, nguồn sức mạnh đã giúp người nghệ sĩ vượt qua nỗi sợ hãi, cũng là sợi dây kết nối tình bạn vượt qua cả không gian và thời gian.
Trả lời:
Chi tiết để lại ấn tượng: chi tiết về tiếng hát của người nghệ sĩ trong tiếng bom gào. Chi tiết này giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về tình cảm gắn kết của mọi người trong thời kì kháng chiến.
Trả lời:
Sức hấp dẫn của đoạn trích không chỉ đến từ những sự việc được tác giả tái hiện một cách chân thật mà còn từ cách kể chuyện và những cảm xúc của tác giả gửi vào câu chuyện được kể lại
+ Yếu tố miêu tả: những chiếc xe vận tải “mình đầy thương tích”; đôi bàn tay của nữ nghệ sĩ dưới hầm tránh bom. Yếu tố miêu tả giúp cho các sự việc được tái hiện sinh động, gây nhiều cảm xúc cho người đọc, tạo chất văn cho những hồi ức được kể lại.
+ Yếu tố biểu cảm: tâm trạng của tác giả khi không được quay những thước phim về “những bầy voi trận” bằng sắt “Đành thôi và tiếc đến tận bây giờ”; về kỉ niệm đẹp với nữ nghệ sĩ tại Pa-ri “Tôi vui quá”. Yếu tố biểu cảm thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của nhân vật, khơi gợi những cảm xúc tiếp nối ở người đọc.
Trả lời:
Đoạn trích là hồi ức về những tháng ngày chiến tranh đầy gian nguy của đất nước. Mọi sự việc được kể đều thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá rất rõ ràng của tác giả. Có đau thương, sợ hãi, nhưng trên hết là sự bình tĩnh, tinh thần lạc quan của những con người giàu nghị lực – điều cốt yếu làm nên sức mạnh giúp họ vượt lên bom đạn. Đặc biệt, với người nghệ sĩ, những bài ca chính là nguồn lực tinh thần to lớn giúp họ vượt qua thử thách và cũng là nhịp cầu kết nối họ với nhau để tạo nên tình bạn đẹp vượt thời gian, trở thành những kỉ niệm vô giá.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Sự thật trong tác phẩm kí hay khác: